Bây giờ bạn đã biết cách hoạt động của một số chỉ báo biểu đồ phổ biến nhất, bạn đã sẵn sàng bắt đầu và tìm hiểu một số ví dụ.
Tốt hơn, hãy kết hợp một số chỉ báo này và xem các tín hiệu giao dịch của chúng diễn ra như thế nào.
Trong một thế giới hoàn hảo, chúng ta có thể chỉ lấy một trong các chỉ báo này và giao dịch theo đúng những gì mà chỉ báo đó cho chúng ta biết.
Vấn đề là chúng ta KHÔNG sống trong một thế giới hoàn hảo…
…và mỗi chỉ số này đều có điểm không hoàn hảo.
Đó là lý do tại sao nhiều nhà giao dịch kết hợp các chỉ báo khác nhau với nhau “sàng lọc” lẫn nhau.
Thông thường, các chuyên gia đều có ít nhất 3 chỉ báo và họ sẽ không giao dịch nếu không có 2 chỉ báo cùng chiều
Hệ thống tiêu chuẩn nên bao gồm:
- Trend xu hướng, hỗ trợ hoặc kháng cự.
- 1 chỉ báo xu hướng giá
- 1 chỉ báo dao động giá
Cùng GS.Lab ôn lại chút kiến thức nhé:
4 Chỉ số xu hướng biến động giá quan trọng
- Đường Trung bình Trượt Giản đơn: Simple Moving Averages (“SMA”)
- Trung bình Trượt Cấp số nhân: Exponential Moving Averages (“EMA”)
- Chỉ số Biên độ Biến động Giá: Bollinger Bands
- Chỉ số Báo hiệu Giá đảo chiều: Parabolic SAR (PSAR)
5 chỉ số dao động giá thông dụng
- Chỉ số Sức mạnh Tương đối: Relative Strengh Index (RSI)
- Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ: Moving Average Convergence and Divergence (MACD)
- Chỉ số Lưu lượng Tiền: Money Flow Index (MFI)
- Chỉ số Stochatic Chậm và Nhanh
- Chỉ số Williams %R
- Chỉ số ADX – Average Directional Index
Bởi vì các thuộc tính và công thức khác nhau cho các chỉ báo kỹ thuật, có chỉ báo đưa ra tín hiệu sớm trong khi các chỉ báo khác ra tín hiệu trễ hơn.
Bạn sẽ cần trải nghiệm để hiểu được điều này.
Khi bạn tiếp tục hành trình của mình với tư cách là một nhà giao dịch, bạn sẽ khám phá ra những chỉ báo nào phù hợp nhất với bạn.
Chúng tôi khuyên bạn:
- Hiểu được phương pháp phù hợp với mình
- Tự nghiên cứu từng chỉ báo cho đến khi bạn biết xu hướng hoạt động của nó như thế nào so với chuyển động của giá.
- Tìm ra sự kết hợp của riêng bạn mà BẠN hiểu và phù hợp với phong cách giao dịch của bạn.
GS.Lab thường sử dụng nhiều nhất là
- Bollinger Bands
- RSI
- Và đặc biệt là các mô hình giá.
Việc sử dụng thường xuyên nên mình hiểu được thời điểm tín hiệu tốt nhất và thời điểm tín hiệu có nhiều rủi ro.
Mọi nhà giao dịch ngoài kia đã cố gắng tìm ra “sự kết hợp kỳ diệu” của các chỉ báo sẽ cho họ những tín hiệu phù hợp mọi lúc, nhưng sự thật là không có điều đó.
Sau đó, mình rất mong chúng ta có để đồng hành trên thị trường chứng khoán đầy thú vị này.