Chủ đề ban lãnh đạo luôn cực kỳ thú vì và nóng hổi trong suốt nhiều năm qua.
Từ những vụ bán chui, hô hào tới rút lõi doanh nghiệp , phát hành ESOP đã úp bo không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà còn cả các công ty chứng khoán.
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ một vài phương pháp để anh em có thể chủ động đánh giá và nhận diện những bán lãnh đạo đáng ngờ.
Dấu hiệu 1: Tuổi tác
Tuổi tác là một vấn đề đầu tiên và dễ đễ nhận thấy nhất.
Thường theo quan sát, đô tuỗi đẹp nhất để làm lãnh đạo cấp cao thường vào khoảng 40-55 tuổi. Đây là độ tuổi chín nhất.
- Nếu lãnh đạo quá trẻ, tư duy sẽ thường ưa thích mạo hiểm hơn.
Mạo hiểm là tốt nhưng cũng sẽ đi kèm với rủi ro cao và đôi khi đặt công ty vào những tình thế khó. Một bất lợi nữa của lãnh đạo trẻ là việc thiếu kinh nghiệm quản lí, đây là thứ cần phải được trải nghiệm theo năm tháng. - Tất nhiên lãnh đạo trẻ cũng có một số điểm mạnh như sức làm việc cao, tư duy có thể cởi mở phóng khoáng và táo bạo hơn.
- Ngược lại, lãnh đạo lớn tuổi thường quá ư cẩn thận.
Đồng nghĩa với nếu thất bạ họ sẽ có rất ít thời gian làm lại từ đầu. Do vậy lãnh đạo có thể có tư duy trì trệ, thiếu cải cách tiến bộ và đễ mắt nhiều cơ hội tốt. Từ đó có thể đánh mắt vị thế đã gây dựng tưởng như chắc chắn của mình.
Dấu hiệu 2: Chuyên môn
Trình độ học vấn giúp bạn nắm được chuyên môn của dàn lãnh đạo.
Nếu họ mở rộng qua nhiều mảng không có chuyên môn thì cũng là một điểm báo lớn.
Ngoài ra, lãnh đạo có nguồn gốc từ kế toán, kiểm toán thường có khả năng ”xào nấu” báo cáo rất chuyên nghiệp nên bạn cũng cần phải thận trọng.
Mình ưa thích những người chủ đi từ những vị trí thấp nhất rồi lên cao trong công ty.
Kỹ năng quản trị có thể học hỏi thêm, khi lên các cấp bậc quản lý cao hơn.
- Liệu người đầu tàu có am tường về lĩnh vực mà công ty đang hoạt động?
- Một luật sư, khó mà điều hành tốt cả tập đoàn bất động sản “danh tiếng” được rồi ?
Và loại trừ các DN nhà nước ra nhé, vì chuyên môn ở các DN nhà nước thường không đi kèm với vai trò lãnh đạo doanh nghiệp.
Tuy nhiên ở một thời kỳ nào đó, DN vẫn có những lãnh đạo xuất sắc.
Dấu hiệu 3: Cổ đông sáng lập
Ban lãnh đạo đến từ cổ đông sáng lập sẽ tốt hơn một CEO được thuê về.
Người sáng lập và có tỷ lệ sở hữu cao có động lực làm việc lớn, thấu hiểu công ty và muốn công ty phát triển.
Lãnh đạo được thuê thì mục tiêu làm việc bị ảnh hưởng bởi:
- Tiền lương, thưởng, ESOP
- Nắm ít cổ phần
- Thậm chí, đôi khi họ sẽ book lợi nhuận lớn để lấy thưởng hoặc liên kết để thâu tóm lại chính doanh nghiệp.
Dấu hiệu 4: Sự chính trực, thật lòng
Trong các buổi gặp mặt ban lãnh đạo tiêu biểu như Đại hội cổ đông, bạn có thể quan sát cách lãnh đạo trả lời câu hỏi của cổ đông để đánh giá.
- Bạn lãnh đạo trả lời có thành thực hay không ?
- Có thừa nhận khó khăn và tìm giải pháp hay không ?
- Kế hoạch kinh doanh như thế nào ?
- Có lãnh đạo nào đùn đẩy, trả lời thiếu thông tin, đánh trống lảng hay không ?
Không tham gia đại hội cổ đông là dấu hiệu xấu
Không thể viện lý do vợ ốm, con đau, tuổi cao sức yếu mà không tham dự Đại hội cổ đông.
Thời gian đã ấn định, một năm gặp nhau có lần, anh em vui vẻ thế mà các bác lại “cáo ốm”.
Cụ tôi W. Buffett đã ngót nghét 90 cái xuân sanh vẫn họp online, đối thoại với các cổ đông ngon lành cành đào, không những thế cuộc họp kéo dài tới tận 5-7 giờ đồng hồ.
Vậy tại sao các “lãnh đạo” nhà ta lại không tham dự được, nếu không làm điều gì trái với lương tâm, hoặc có khuất tất gì thì đâu phải né tránh các cổ đông.
Dấu hiệu 5: Phương pháp lời đồn đại
Chúng ta có thể dò la tin tức về ban lãnh đạo trên báo đài, ti vi, internet hay qua các mỗi quan hệ của bản thân.
Doanh nghiệp có quý đầu tư là cổ đông lớn, đạc biệt là quỹ ngoại như Sing, Mỹ,.. là dấu diệu tốt.
Dấu hiệu 6: Uy tín lãnh đạo
Bạn cần cảnh giác với các dấu hiệu sau:
- BLĐ đưa ra kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cao nhưng không đạt được, liên tục khiến cổ công thất vọng
- BLĐ – đặc biệt là nhóm dầu khí đặt kế hoạch cao; nhưng sau đó lại điều chỉnh giảm lại rồi vượt kế hoạch
- Báo cáo tài chính bị kiểm toán ngoại trừ vì những sai sót cổ tình.
- Lãnh đạo lên báo đài ”hé lộ” thông tin nhưng sau đó kết quả sai số rất lớn.
- Liên tiếp đăng kí bán cổ phiếu
Đặc biệt, khi cổ phiếu giảm mạnh mà lãnh đạo đăng kí mua
...nhưng sau đó chỉ mua rất ít
…là dấu hiệu rất xấu.
Xem thêm: Đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu, Phó Chủ tịch DIG chỉ thực hiện chưa tới 150 nghìn cổ phiếu
Dấu hiệu 7: Trục lợi từ doanh nghiệp
Đây là một việc vừa dễ – vừa khó đánh giá.
- Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh mờ ám, chồng chéo trong hệ sinh thái.
- Chuyển giá, rút ruột, sân sau cho các công ty con cháu.
- Chế độ ESOP bất công, lợi ích ESOP quá lớn và không tương xứng với kết quả của BLĐ.
Một BLĐ tập trung làm việc sẽ có ít động cơ để trading trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, việc phát hành riêng lẻ cho một ”đối tác nọ” cũng rất rủi ro.
Thay vì đau đáu cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Mấy “ông anh tôi” lại đi cầm chính cổ phiếu của mình, lướt lát với các cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp.
Chiến đấu với các cá mập đã khó, mà chiến đấu với lãnh đạo còn khó hơn gấp trăm lần.
Nếu lọc lại rất nhiều DN có lịch sử lướt sóng vừa qua, lãnh đạo họ luôn là người có thể mua đáy, bán đỉnh trong khi tôi đố ông nào làm được đấy.
Họ có thừa công cụ, quyền lực để làm điều ấy, đơn giản nhất là họ biết tin tức về tình hình kinh doanh, là người book lợi nhuận theo ý muốn thích lỗ có lỗ, muốn lãi thì có lãi, vân vân và mây mây.
Ví dụ:
Cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh giảm 20% khi thông tin phát hành riêng lẻ được đưa ra tại Đại hội cổ đông.
Dấu hiệu 8: Thay đổi BLĐ liên tục
Điều này thường xảy ra với dạng cổ phiếu penny, lãnh đạo làm ”bù nhìn”.
Kế hoạch linh doanh, nhân sự… cần có thời gian dài làm việc để có thể ra một kết quả khả quan cho doanh nghiệp.
Thay đổi liên tục thậm chí còn cho thấy nội bộ, tổ chức quản lý yếu kém của công ty.
Dấu hiệu 9: Tranh chấp nội bộ
Cái này thì khỏi phải nói rồi.
Điển hình như vụ lùm xùm đầy chú ý của CTD.
Xem thêm: Bước ngoặt lịch sử của Coteccons
Khi có đấu đá và tranh giành lợi ích, chắc chắn không thế có kết quả kinh doanh tốt.
Người xưa có câu:
Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
Chuyện nội bộ chưa xong thì làm sau có thể thành công được
Dấu hiệu 10: Người nhà quá nhiều
Đây là một điểm vừa tốt vừa xấu.
Tốt vì người nhà sẽ có thể khối hợp nhịp nhàng và hợp tác tốt hơn.
Xấu là xác xuất để mọi thành viên đều giỏi là thấp.
- Thêm vào đó là mỗi quan hệ dễ làm cho sự thiếu công bằng giữa lãnh đạo và nhân sự ngoài.
- Chưa kể tình trạng” Con ông cháu cha” chỉ lo ham chơi mà không lo làm việc
- Với doanh nghiệp đa ngành thì khi một mảng tốt, một mảng xấu lại khiến lãnh đạo dể xảy ra đố kị mà đầu tư mạo hiểm hơn.
Quả thật còn rất nhiều vấn đề phải xem xét khi đánh giá một ban lãnh đạo.
Đầu tư còn cần rất nhiều kĩ năng khác. Tuy nhiên với tinh thần ham học hỏi và tìm tòi, chúng ta sẽ có một nền tảng tư duy vững chắc.