Trong giao dịch đầu tư tài chính, anh em thường xuyên chịu tác động từ rất nhiều thông tin làm ảnh hưởng tới quyết định của mình.
Anh em đã bao giờ trải qua cảm giác:
Đôi khi mình không có kế hoạch mua cổ phiếu A, nhưng trong phiên giao dịch lại enter mua nó lúc nào không hay để rồi sau đó tự trách sao mình tồi tệ đến vậy…
Hay như đầu phiên tính cắt lỗ sớm rồi, nhưng vào diễn đàn đội nhóm lại nghe ngóng không bán để rồi sau đó lỗ càng thêm lỗ..
Và rất nhiều câu chuyện bi hài khác.
Thứ nhất: Broker – Môi giới
Mỗi nhà đầu tư (NĐT) thông thường đều có một broker; hay nhóm tư vấn.
Vì sự hạn chế và thiếu kĩ năng nên họ thường đưa tới NĐT những thông tin chậm hoặc mang tính chủ quan cao dẫn tới các quyết định sai lầm.
Đó là bởi chính broker cũng luôn bị bảng điện, KPI, môi trường làm việc… tác động.
… tất nhiên là vẫn có ngoại lệ nhé anh em (như mình :D)
Phải nói thật là tuy em là môi giới nhưng chưa chắc em đã đầu tư hiệu quả bằng các anh chị khách hàng.
Thứ hai: Đội nhóm, nhà đầu tư khác
Đa số NĐT tham gia đều có bạn bè, có NĐT thì thích tham gia nhiều room tư vấn để ”có nhiều thông tin”…
Sự tác động của những nhóm đối tượng này là trực tiếp và khá lớn.
Tiêu biểu như gần đây là đội nhóm CỔ ĐẤT.
Suốt ngày định bán lại thấy ông này khen, ông kia thì livestream, ông khác thì cổ vũ.
Cuối cũng nhìn lại thì toàn bay 50-60% tài sản.
Nhiều khi chỉ cần bạn bè mình đưa ra lời khuyên là mình theo ngay mà không do dự.
Ví dụ như:
Bạn bè em nói rằng
Vinh ơi, tao có thằng bạn làm trong doanh nghiệp này… thế này thế kia
Vậy là mình tin luôn, rời bỏ nguyên tắc của mình ngay.
Không biết anh em có gặp nhiều không chứ mình thì trải qua khá nhiều rồi…
Từ đó, nhất là trong phiên, em có nguyên tắc là hạn chế trao đổi nhất là về các cổ phiếu khác.
Bởi khi đó, mình chat hay làm gì đó thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bạn bè, các khách hàng của mình.
Ví dụ:
Một cổ phiếu đang rung lắc trong phiên
Bạn nghe ngóng thấy:”Tôi bán rồi”;”Con này có tin này xấu lắm”… là mình bán luôn.
Điều đó thực sự ảnh hưởng rất lớn đến quyết định giao dịch.
Thứ ba: Kiến thức kém, thiếu kinh nghiệm thực chiến, không có hệ thống giao dịch
Mình tin chắc rằng đa số đều đã từng trải qua giai đoạn này.
Mua theo cơ bản, bán theo kĩ thuật hay mua lướt nhưng không cắt lỗ
Đây là tư duy là mình thường gặp nhất trên thị trường chứng khoán.
” Anh mua con HPG – thép Hòa Phát này lướt ngắn hạn thôi
.. Cuối cùng bây giờ lỗ 30%… thôi anh đầu tư giá trị”’
Rất là kỳ lạ luôn, đầu tư giá trị trên đỉnh.
Hiểu biết nhưng không hệ thống
Trải qua một khoảng thời gian, kiến thức đã tích lũy được nhưng việc không được hệ thống cũng các đa số anh em giao dịch không tốt.
- Phổ biến nhất là các anh em dùng quá nhiều chỉ báo :cái thì nói mua, cái thì nói bán.
- Không nắm bắt được nhịp thị trường, cứ mua break là đu đỉnh hay cắt lỗ thì ngay đáy
- Thiếu kinh nghiệm:
Trong phiên khi chưa ”đóng nến” hay có khối lượng xác nhận mà đã đặt lệnh mua bán loạn xa…
Và đó là lý do vì sao chúng ta cần một hệ thống đầu tư rõ ràng và kỉ luật.
Tin tưởng các chuyên gia
Mình không có ý xấu và thực sự mình cũng học hỏi được rất nhiều từ các chia sẻ.
Đó là bởi mình có thực chiến và hiểu phong cách đầu tư cũng như ý tưởng của các vị chuyên gia đó.
Các F0 – NĐT mới đa phần thường chỉ chú ý tới kết luận. Ví dụ như:
- Index về 950
- Giai đoạn này CASH is King
- Cầm tiền là có lỗi với gia đình, vợ con…
Để rồi khi thị trường đảo chiều lại đổ lỗi, ”Chí Phèo”…
Hắn vừa đặt lệnh vừa chửi . Bao giờ cũng thế, cứ VNI giảm sâu quá là hắn chửi . Bắt đầu chửi cái thị trường CK . Có hề gì ? TTCK có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời …
Thường thì thị trường đã tăng – hoặc giảm mạnh 20-30% thì các chuyên gia sẽ lên tiếng.
Anh em phải thật cẩn trọng và luôn nhớ nguyên tắc: ” Tự chịu trách nhiệm” cho quyết định đầu tư nhé.
Xem thêm: Ông Lã Giang Trung: VN-Index có thể giảm về 950 điểm khi thường gần đáy chiều 12/05.
Thứ tư: Các loại tin đồn
Nếu ai đầu tư chỉ khoảng 2 năm chứng khoán Việt Nam thì không biết bao nhiều tin đồn.
Rối loạn trí óc
Nó nhiều vô kể luôn.
- Bắt bớ từ Bầu Kiên, Bắc Hà, Hà Văn Thắm
- Bầu cử tổng thống Mỹ
- TQ phá giá nội tệ, bơm tiền
- Đấu giá Thủ Thiêm, bắt anh Quyết..
- Chính sách đấu đá thượng tầng, ông này ghét ông kia…
Đây chỉ là những ví dụ mình điểm qua thôi. Thực tế còn rất đa dạng.
Nếu ngày nào mọi người cũng đi săn tin đồn thì chắc là ”nổ” luôn ^^
- Có những anh chị thì suốt ngày hỏi em là ‘‘Hôm nay có tin gì không em ?’‘
- Cổ phiếu nào sập thì hỏi là: ”Con này có tin gì thế Vinh ?”;”Có tin gì sao nó rơi kinh thế ???”;” Doanh nghiệp này nó phá sản hay sao rơi kinh thế”…
Thay vì đơn giản là nó tăng nhiều thì nó giảm… nhiều NĐT lại quan tâm tới tin.
Cổ phiếu đạt lợi nhuận thì bán … nhưng NĐT lại ít quan tâm điều đó.
Thậm chí tin tới tai mình là tin cuối cùng
Cái này thì không phải bàn rồi.
Nếu bạn chỉ là NĐT thông thường thì đi theo tin tức sẽ rất khó.
Thay vào đó anh em nên bảo vệ tài sản bằng các nguyên tắc đầu tư sẽ được mình giới thiệu ở các bài viết sau.
Thứ năm: Phân tích nửa mùa
Chuyên viên phân tích công ty chứng khoán
Mỗi chuyên viên phân tích trong công ty chứng khoán thường chỉ chuyên về một vài ngành, lĩnh vực.
Chưa hẳn họ là những người đã giỏi vĩ mô, thực chiến.
Ngoài ra còn có nhiều chuyên gia phân tích chưa đến doanh nghiệp hay tham gia đại hội cổ đông, trực tiếp ngồi với lãnh đạo doanh nghiệp.
Ví dụ em ngồi với chuyên gia trong ngành thì biết là
- Con này đầu tư đất bao nhiêu, cái nào là thật, cái nào là ảo.
- Ưu nhược điểm của khu đất này là gì
- Đặc điểm ban lãnh đạo là gì
- Chính sách bán hàng như thế nào
Ngoài ra, vì em làm trong ngành nên biết là báo cáo phân tích trước khi đến tay NĐT thì phải trải qua nhiều bước như:
- Biên tập, xét duyêt, trưởng phòng phân tích
- Quản lý quỹ nội bộ
- Tổ chức nước ngoài.
Thường sẽ trải qua 2-3 khâu nên chưa hẳn báo cáo đã là thông tin tốt.
Phân tích chủ quan, nửa mùa
Ví dụ như trong ngành bất động sản:
Không phải cứ có cục đất là cục vàng đâu anh em nhé.
Bất động sản là lĩnh vực bán ”2 giá” cực kỳ dễ:
- Giá có thể là 10 nhưng bán cho nội bộ, đại lý là giá 5 nhưng trên sàn là 30.
- Bao nhiêu suất ngoại giao
- Diện tích xây dựng, chi phí này kia, pháp lý…
Nếu anh em chỉ đơn thuần ‘‘Đếm cua’‘ tính giá đất rồi nhân lên thì không bao giờ thành công được.
Thứ sáu: bảng điện
Cuối cùng, quan trọng nhất là bảng điện.
Rất nhiều lần định không mua bán và vào phiên lại bị cuốn theo nó.
- Vào phiên tính bán cổ phiếu A. Thậm chí nó rung lắc. NĐT không những bán mà lại còn mua thêm
- Đã bao giờ anh em vào phiên bán cổ phiếu B nhưng cuối phiên rung lắc lại mua gấp đôi số mình bán không ạ ?
Rồi sau đó thường chúng ta tự giày vò:
”Tôi ơi, sao mày là một thằng lươn thế. Cứ bán xong rồi lại mua lại luôn là sao !!!”
Bảng điện là cái gần mình nhất, thường xuyên tiếp xúc với nó nhất.
Các yếu tố trên, người bạn mình ngồi xa nhưng bảng điện là cái mình cần vượt qua nhất.
Giải pháp: Hệ thống giao dịch
Để hạn chế rất nhiều tác động thì chũng ta cần phải có một hệ thống đầu tư tài chính.
BENJAMIN FRANKLIN có câu nói nổi tiếng thế này: “By failing to prepare, you are preparing to fail.” Dịch ra tiếng Việt là
“Thất bại trong chuẩn bị có nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho thất bại”
Hệ thống giao dịch là tập hợp của nhiều yếu tố bao gồm:
- Nhận định thị trường chung: kịch bản tăng, giảm hoặc điều chỉnh.
- Nguyên tắc Mua- Bán
- Quản lý Danh mục giúp anh em tính táo đưa ra quyết định.
Hệ thống sẽ là tập hợp của nhiều yếu tố với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất.
Hệ thống giao dịch thành công của Chứng khoán Center là mối quan hệ chặt giữa
- Phương pháp tăng trưởng
- Cách quản trị tài khoản
- Những chú ý đặc biệt với nhịp thị trường.
Nếu quan tâm tới phương pháp của mình, anh em hãy mở tài khoản và tham gia room tư vấn của mình nhé.