Chỉ số kinh tế là gì ?
Chỉ số kinh tế (Economic indicator) là một phần của dữ liệu kinh tế, thường có quy mô kinh tế vĩ mô, được các nhà phân tích sử dụng để giải thích các khả năng đầu tư hiện tại hoặc trong tương lai.
Đồng thời, chỉ số kinh tế cũng được dùng trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể của một nền kinh tế
Nền kinh tế cũng giống như một cơ thể sống.
Tại bất kỳ thời điểm nào, cũng có hàng tỷ tế bào đang chuyển động – một số thì tự vận động, một số khác thì phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Điều đó khiến cho việc dự đoán biến động của nền kinh tế trở nên vô cùng khó khăn. Vì mỗi dự báo lại liên quan đến một lượng lớn các giả định.
Nhưng với sự trợ giúp của một loạt các chỉ số kinh tế, các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về các bối cảnh, mô hình kinh tế khác nhau.
Chính sách vĩ mô
Chính sách tài khoá
Chính sách tài khóa – Fiscal policy là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế bằng các công cụ:
- Chi tiêu chính phủ
Bao gồm: Đầu tư công, chi tiêu quân sự, trợ cấp chỉnh phủ, trả lương… - Thuế
Thuế thu nhập, thuế VAT, phí môn bài,…
Chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế
- Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế.
- Tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức), chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
Xem thêm: Bí mật về chính sách tài khóa – bàn tay vô hình số 1
Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ – Monetary Policy là chính sách kinh tế vĩ mô, sử dụng các công cụ tín dụng và hối đoái tác động đến việc cung ứng tiền cho nền kinh tế nhắm tới các mục tiêu như ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, giảm lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế…
Chính sách tiền tệ gồm 6 công cụ chính sau:
- Tái cấp vốn
Ngân hàng Trung ương (NHTW) cấp tín dụng cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) - Điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Nhằm điều chỉnh khả năng cho vay của các NHTM - Nghiệp vụ thị trường mở
NHTW mua bán chứng khoán từ đó ảnh hưởng tới khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM - Công cụ lãi suất tín dụng
Nhằm kích thích sản xuất, tiêu dùng. - Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
- Tỷ giá hối đoái
Đây là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Xem thêm: Bí mật về chính sách Tiền tệ – bàn tay vô hình số 2
Các chỉ số chính
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP là chỉ số kinh tế toàn diện nhất, đo lường giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nước vào một khoảng thời gian cụ thể.
Như vậy, GDP cung cấp thước đo cơ bản về tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế, còn được gọi là thước đo chung về sức khoẻ kinh tế.
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng.
GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và cán cân thương mại (xuất khẩu ròng, X – M).
Y = C + I + G + (X – M)
Bởi vậy đương nhiên, thước đo này cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Giá cổ phiếu thường phản ánh kỳ vọng về khả năng sinh lời trong tương lại của công ty. Khi một nền kinh tế “khoẻ mạnh” và phát triển nhanh, các doanh nghiệp có khả năng cao đạt được tăng trưởng tốt hơn, và ngược lại.
Lãi suất – interest rate
Lãi suất (interest rate) là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi ( hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền nhất định để được sở hữu và sử dụng khoản tiền ấy trong một khoảng thời gian đã được thoả thuận trước.
Lãi suất thường sẽ đi ngược chiều với giá cổ phiếu
Lạm phát và Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát (Tiếng Anh: Inflation) là hiện tượng tiền giấy bị mất giá khiến cho giá cả của các loại hàng hóa được biểu hiện bằng đồng tiền mất giá tăng lên.
Một trong những ví dụ đơn giản nhất về lạm phát trong thực tế có thể được nhìn thấy trong giá sữa.
- Vào năm 1913, một gallon sữa có giá khoảng 36 cent / gallon.
- Một trăm năm sau, cụ thể là vào năm 2013, một gallon sữa có giá 3.53 đô la – cao hơn gần mười lần.
Sự gia tăng này không phải do sữa trở nên khan hiếm hơn, hay sản xuất đắt tiền hơn. Thay vào đó, mức giá này phản ánh sự giảm dần giá trị của tiền do kết quả của lạm phát.
Lạm phát nhẹ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng tỷ lệ lạm phát lớn hơn cản trở tăng trưởng kinh tế vì nó làm tăng chi phí các dự án.
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động không có việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ báo chậm – có nghĩa là nó thường tăng hoặc giảm sau khi các điều kiện kinh tế thay đổi.
Nợ công
Nợ công (Public Debt) là khoản nợ của một quốc gia với người cho vay bên ngoài quốc gia đó.
Người cho vay ở đây có thể là các cá nhân, doanh nghiệp hay các chính phủ nước khác.
Ngắn hạn, nợ công là một cách tốt để các quốc gia có thêm tiền để đầu tư vào tăng trưởng kinh tế.
Nợ công là một cách an toàn cho người nước ngoài đầu tư vào tăng trưởng của một quốc gia bằng cách mua trái phiếu chính phủ.
Cán cân thương mại
Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong với đặc điểm
- Nằm trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hoặc năm)
- Đo lường bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu
- Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư.
- Khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt.
- Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại.
Xếp hạng tín nhiệm quốc gia
Xếp hạng tín nhiệm quốc gia là hoạt động của một tổ chức chuyên nghiệp độc lập được một nước hoặc vùng lãnh thổ yêu cầu thực hiện nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của Quốc gia đó.
Có 3 tổ chức xếp hạng uy tín hiện nay là Moody’s, S&P và Fitch.
Để đưa ra được điểm xếp hạng, S&P áp dụng 5 nhóm tiêu chí chính cho việc xếp hạng quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm:
- Thể chế và chính sách;
- Chất lượng tăng trưởng kinh tế;
- Sức mạnh cán cân thanh toán, bao gồm dự trữ ngoại hối và thặng dư cán cân thanh toán;
- Cân đối tài khóa bao gồm thu chi ngân sách, đầu tư công và nợ công; và
- Thị trường tiền tệ – tín dụng.
Xem thêm: S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia lên BB+
Nhóm chỉ số giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng CPI – Consumer Price Index
Đây là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
Chỉ số CPI sẽ được dùng để đo tỷ lệ lạm phát của 1 quốc gia trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Chỉ số CPI biến động sẽ giúp bạn xác định về tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm. Dù cho lạm phát tăng hay giảm thì ảnh hưởng nhất sẽ đè lên nền kinh tế của quốc gia.
Chỉ số giá sản xuất PPI – Producer Price Index
PPI đo lường mức giá chung của sản phẩm trung gian và sản phẩm được bán buôn.
PPI đo lường chi phí lạm phát và dự đoán sự thay đổi sắp tới của chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Chỉ số PMI – Purchasing Managers Index
PMI đo lường “sức khỏe” kinh tế của ngành sản xuất nhờ vào 5 chỉ số chính bao gồm: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động.
- PMI trên 50, tức là hoạt động sản xuất được mở rộng so với tháng trước.
- Khi chỉ số dưới mức 50 cho thấy hoạt động sản xuất đang có xu hướng thu hẹp lại.
Dựa vào PMI, Trader có thể đánh giá tiềm năng của các chỉ số quan trọng khác như: chỉ số giá tiêu dùng CPI; chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP…
Nhóm chỉ số tài chính
Dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối là việc tích trữ nguồn, lượng ngoại tệ nhất định nào đó của Ngân hàng trung ương tại 1 quốc gia, đất nước:
- Tiền giấy
- Tiền gửi
- Trái phiếu, tín phiếu
- Vàng
- Và các chứng khoán đặc biệt khác
Dự trữ ngoại hối tạo nên sự thuận lợi trong việc điều hành linh hoạt và ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị tiền đồng.
Từ đó nó gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng như ổn định vĩ mô, nâng cao mức xếp hạng tín nhiệm.
Tỷ giá liên ngân hàng
Tỷ giá liên ngân hàng là tỷ giá hình thành trên thị trường liên ngân hàng (thị trường giao dịch ngoại hối chỉ dành riêng cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng và một số DN cỡ lớn) thị trường liên ngân hàng do NHNN tổ chức.
Lãi suất qua đêm chính là lãi suất bình quân liên ngân hàng và luôn biến động trên thị trường, tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày.
Lãi suất qua đêm là chỉ báo sớm cho việc tăng lãi suất do sự thiếu hụt thanh khoản của các ngân hàng.
Cung tiền
Cung tiền là tổng lượng tiền của nền kinh tế trong lưu thông bao gồm tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng, cơ quan doanh nghiệp ngoài ngân hàng.
Cung tiền tăng thì lãi suất và giá cả hàng hóa và dịch vụ giảm.
Trong khi cung tiền giảm sẽ dẫn đến lãi suất tăng, giá trị tăng cùng với sự gia tăng dự trữ của các ngân hàng.