Phân tích kỹ thuật là phương pháp phổ biến là dễ tiếp cận nhất dành cho mọi nhà đầu tư.
Cũng bởi nó dễ tiếp cận nên có không ít nhà đầu tư sử dụng sai..
…thậm chí xem PTKT là lừa đảo, úp bô…
Hiểu được điều đó, GS.Lab rất mong sẽ giúp bạn hiểu đúng về PTKT qua 3 nội dung:
- Định nghĩa về PTKT hiện đại
- 3 loại chỉ báo phân tích kỹ thuật
- Top các công cụ về PTKT.
Chúng ta hãy bắt đầu với:
Phân tích kỹ thuật hiện đại
Phân tích kĩ thuật là gì ?
Rất đơn giản !
Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của các hành vi này vào khả năng biến động giá chứng khoán.
Dữ liệu chủ yếu cần để thực hiện phân tích kỹ thuật là:
- Lịch sử giá
- Khối lượng giao dịch
Các dữ liệu này giúp bạn:
- Xác định xu hướng thị trường
- Thống kê, dự đoán biến động giá.
- Nhận ra các tín hiệu Mua, tín hiệu Bán để đưa ra quyết định đầu tư.
Nền tảng của phân tích kỹ thuật
PTKT không dựa vào các chỉ số cơ bản về tài chính hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp như phân tích cơ bản
Phương pháp này dựa trên nền tảng của ba tiên đề:
- Giá và khối lượng phản ánh tất cả
- Giá dịch chuyển theo xu hướng
- Lịch sử sẽ lặp lại
Hiện nay, một vài NĐT thành công cho rằng Tài chính hành vi – môn học Phân tích tâm lý cũng đóng vài trò rất quan trọng trong PTKT.
Phân tích kỹ thuật khác gì so với phân tích cơ bản ?
Phân tích Cơ bản (“Fundamental Analysis”) chủ yếu là để xác định “giá trị hợp lý” của cổ phiếu.
Các chuyên gia phân tích cơ bản quan tâm nhiều đến mối quan hệ liên thông giữa:
- Tình hình tài chính, dự toán tài chính.
- Đội ngũ lãnh đạo, đội nhóm.
- Triển vọng của doanh nghiệp và tiềm năng tăng trưởng.
Phần lớn các báo cáo phân tích cổ phiếu của các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng đầu tư được soạn lập dựa vào các phân tích cơ bản về công ty. Chúng ta đánh giá cao các phân tích cơ bản này nhưng chắc bạn cũng đồng ý rằng cũng cần có một cách tiếp cận thực tế hơn.
Đó là:
- Nhận biết và phân tích cách thức mà nhà đầu tư sử dụng thông tin cơ bản đó như thế nào
- Phán đoán được hành động giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường.
Hành vi này thường được xem là mang nhiều cảm tính hay “sentiment”.
Rất nhiều chuyên gia cho rằng đánh giá cảm tính của nhà đầu tư là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định giá cổ phiếu.
Hiểu ngắn gọn hơn là:
Nghĩ theo cách mà thị trường nghĩ
Một số nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích tin rằng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật có tính loại trừ nhau.
GS.Lab không nghĩ vậy !
Chúng tôi cho rằng chúng bổ trợ rất tốt cho nhau.
Hầu hết các nhà môi giới lớn, nhóm hoạt động trao đổi, hoặc tổ chức tài chính thường sẽ có cả hai đội ngũ phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
Người thành công với phân tích kỹ thuật
Có rất nhiều nhà đầu tư đã thành công dựa trên một sự kết hợp hợp lý giữa Phân tích Cơ bản và Phân tích Kỹ thuật như:
- William O’neil với CANSLIM – phương pháp đầu tư phù hợp nhất dành cho các NĐT cá nhân.
- Mark Minervini – 2 lần vô địch chứng khoán Mỹ: 1997 với 155% và 2021 với 330% khi cầm tài khoản 1 triệu USD
- George Soros – kẻ phá hủy ngân hàng Anh…
Chỉ riêng phân tích kĩ thuật thì cũng có nhiều huyền thoại nổi bật như:
- Jesse Livermore – ông tổ đầu cơ với phương pháp thống kế, pocker pivot
- Nicolas Darvas – vũ công với phương pháp chiếc hộp Darvas Box
- John Bollinger với dài Bollinger Band huyền thoại
Và rất nhiều nhiều huyền thoại khác.
Vậy họ thành công như thế nào ?
Vì phân tích kĩ thuật dựa vào 2 thống số chính là giá và khối lượng nên bạn hoàn toàn có thể đầu tư tốt khi:
- Có áp dụng – sáng tạo ra một chiến lược, hệ thống.
- Back test – kiểm tra hệ thông đó trong quá khứ.
- Kiên trì trải nghiệm, áp dụng phương pháp vào thị trường.
Hiện nay, với sự trợ giúp của máy tính và các công cụ đầu tư hiện đại, bạn có thể học tập và sử dụng phân tích kỹ thuật một cách dẽ dàng và hiệu quả.
Phân tích kỹ thuật hoạt động như thế nào?
Giả định cơ bản về PTKT là sự biến động về giá thường phát triển thành 3 xu hướng là:
- Tăng giá, Giảm giá
- Đi ngang
- Tích lũy/ phân phối.
Giá của một tài sản là phản ánh tất cả.
- PTKT đáng tin cậy và hiệu quả hơn trong các thị trường hoạt động trong điều kiện bình thường
- PTKT với thị trường thanh khoản thấp và biên độ giá , khối lượng bất thường có thể tạo ra các tín hiệu sai lệch
Các chỉ báo phân tích kỹ thuật đã được tạo ra để giúp các nhà giao dịch xác định được xu hướng hiện tại và vùng giao dịch phù hợp.
Tổng quan về các chỉ số Phân tích Kỹ thuật
Mỗi chỉ số phân tích kỹ thuật đều có giá trị sử dụng riêng.
Việc “lạm dụng chỉ số” và nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
Nhằm tăng cường khả năng thành công trong việc sử dụng các chỉ số kỹ thuật, bạn chỉ nên sử dụng một hoặc hai chỉ số mà bạn quen dùng nhất và áp dụng trong biểu đồ phân tích. Như vậy sẽ loại bỏ được yếu tố “nhiễu” từ việc áp dụng quá nhiều các chỉ số.
Khi xác định các chỉ số kỹ thuật đưa vào biểu đồ, bạn chỉ nên lựa chọn một chỉ số trong các nhóm chỉ số sau:
- Xu hướng, hỗ trợ và kháng cự
- Nhóm chỉ số xu hướng giá.
- Nhóm chỉ số dao động giá.
Xu hướng, Hỗ trợ và kháng cự
Xu hướng được hình thành từ sự dịch chuyển của giá.
Giá được hình thành từ lượng cung cầu trên thị trường của nhà đầu tư.
- Lượng cung cầu trên thị trường luôn thay đổi, nên xu hướng của thị trường cũng vì vậy mà thay đổi theo.
- Xu hướng có thể mạnh lên, xu hướng có thể yếu đi hay xu hướng có thể bị phá vỡ đảo chiều hình thành 1 xu hướng mới
Đi kèm với xu hướng giá là hỗ trợ và kháng cự.
- Với 1 xu thế tăng sẽ tạo dựng ra các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự theo chiều hướng đi lên.
- Với 1 xu thế giảm các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ tạo theo chiều hướng đi xuống.
Nhóm Chỉ số Xu hướng Giá
Nhóm chỉ số này cho biết xu hướng của giá cổ phiếu, đi lên hay đi xuống và không bị giới hạn bởi khoảng giao động nào.
Do các chỉ số về xu hướng biến động giá dịch chuyển cùng chiều với sự biến động của giá cổ phiếu, các chỉ số này thường được vẽ phía trên biểu đồ giá cổ phiếu.
Có 4 chỉ số xu hướng biến động giá quan trọng mà bạn nên áp dụng:
- Đường Trung bình Trượt Giản đơn: Simple Moving Averages (“SMA”)
- Trung bình Trượt Cấp số nhân: Exponential Moving Averages (“EMA”)
- Chỉ số Biên độ Biến động Giá: Bollinger Bands
- Chỉ số Báo hiệu Giá đảo chiều: Parabolic SAR (PSAR)
Xem thêm: Đường trung bình SMA, EMA
Nhóm Chỉ số Dao động Giá
Nhóm chỉ số này dịch chuyển lên xuống trong một biên độ nhất đinh dựa trên sự biến động của giá cổ phiếu.
Do các chỉ dao động giá không dịch chuyển cùng hướng với giá chứng khoán nên chúng thường được trình bày phía dưới biểu đồ giá chứng khoán.
Có 6 chỉ số dao động giá thông dụng:
- Chỉ số Sức mạnh Tương đối: Relative Strengh Index (RSI)
- Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ: Moving Average Convergence and Divergence (MACD)
- Chỉ số Lưu lượng Tiền: Money Flow Index (MFI)
- Chỉ số Stochatic Chậm và Nhanh
- Chỉ số Williams %R
- Chỉ số ADX – Average Directional Index
Top 3 công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật chứng khoán tốt nhất
Amibroker
Đứng đầu danh sách là Amibroker – phần mềm chứng khoán vô cùng quen thuộc với cộng đồng chứng khoán Việt Nam.
5 lợi ích lớn nhất của Amibroker bao gồm:
- Nhẹ, thao tác đơn giản dễ cài đặt.
- Giao diện thân thiện.
- Phổ biến, có nhiều đơn vị hỗ trợ, kho dữ liệu lớn.
- Hỗ trợ dữ liệu offline, real-time, back
- NĐT có thể viết code, tự xây dựng hệ thống giao dịch cho riêng mình
Fireant.vn
Fireant.vn là một nền tảng hỗ trợ phân tích kỹ thuật online đang được nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam ưa dùng bởi tính tiện lợi, không cần cài đặt.
- Không cần cài đặt tuy nhiên yêu cầu phải kết nối mạng
- Mở tài khoản miễn phí, giao diện thân thiện
- Hỗ trợ đầy đủ thông tin và có nhiều gói thành viên tùy nhu cầu sử dụng
- Thống kê trong phiên, lịch sự kiện, phân tích nhiều mã một lúc
- Lọc cổ phiếu real-time, mua- bán khối ngoại, tự doanh.
Truy cập tại đây: CLICK
Xem thêm: GS.Lab hướng dẫn sử dụng Fireant
Tradingview
TradingView là một nền tảng biểu đồ trực tuyến dựa trên tương tự như Fireant.
TradingView hiện được hơn 30 triệu nhà giao dịch trên toàn thế giới sử dụng.
TradingView được mình sử dụng để bổ sung những dữ liệu mà Amibroker và FiAnt còn hạn chế như:
- Đồ thị giá của các loại hàng hóa, chỉ số chứng khoán thế giới, coin, các cặp tỷ giá.
- Tương quan tăng, giảm của VN-Index và thế giới.
- Trải nghiệm nhiều hệ thống giao dịch mới lạ từ các chuyên gia trên khắp thế giới.
Truy cập Tradingview tại đây: CLICK
Hiện nay, đa số các công cty chứng khoán đều có đồ thị phân kĩ thuật tích hợp trong App, Bảng giá để nhà đầu tư sử dụng.
Bạn có thể mở tài khoản tại công cty chứng khoán VNDIRECT để GS.Lab hỗ trợ bạn tốt nhất.