Mô hình cờ là mô hình tiếp diễn xu hướng.
Đây là một trong những mô hình có độ chính xác cao và dễ nhận diện.
GS.Lab sẽ giúp bạn tìm hiểu về Mô hình cờ qua một số nội dung sau:
- Cách xác định và vẽ Mô hình cờ
- 3 bước giao dịch với mô hình cờ
- Lưu ý khi giao dịch với mô hình cờ
Mô hình cờ là gì ?
Mô hình cờ là mô hình giá báo hiệu tiếp diễn xu hướng chính.
Vì vậy, nó thường xuất hiện sau một xu hướng tăng (hoặc giảm) mạnh.
Mô hình cờ thể hiện thị trường đang tạm nghỉ sau một xu hướng mạnh. nên có xu hướng dốc nghiêng ngược với xu hướng trước đó.
Để chuẩn bị cho đợt tăng (giảm) tiếp diễn xu hướng chính, mô hình lá cờ thường ngắn hơn nhiều so với xu hướng trước đó.
Nếu nó quá dài thì có thể nó nên được gọi là một kênh chứ không phải là một lá cờ.
Cấu tạo mô hình cờ
Mô hình cờ được cấu tạo từ 3 thành phần chính:
- Cột cờ (xu hướng chính ban đầu): Là một đường giá tăng hoặc giảm mạnh – có độ dốc tương đối cao. Đây là bộ phận cho thấy xu hướng chính của thị trường trước khi lá cờ được hình thành.
- Lá cờ (giai đoạn giá điều chỉnh – tích luỹ): Cấu tạo của lá hơn giống với một mô hình chữ nhật hay một kênh xu hướng. Nó bao gồm một đường hỗ trợ và một đường kháng cự song song nhau dốc lên hoặc dốc xuống. Giá sẽ di chuyển trong vùng này. Sau đó, giá sẽ break đường hỗ trợ hoặc kháng cự – đây là điểm đánh dấu mô hình được hoàn thiện.
- Phần cuối (tiếp diễn xu hướng): Sau khi break đường hỗ trợ hoặc kháng cự, để tiếp diễn xu hướng chính ban đầu.
Cách giao dịch với mô hình lá cờ
Để giao dịch với mô hình cờ một cách hiệu quả, NĐT nên tập trung vào thời điểm kết thúc mô hình.
Nói cách khác, bạn mua hoặc bán khi giá breakout ra khỏi một trong hai đường xu hướng của mô hình.
Điểm vào lệnh
- Đối với mô hình cờ tăng, khi giá phá vỡ đường xu hướng kháng cự, các bạn có thể đặt một lệnh buy ngay sau đó.
- Tương tự với mô hình cờ giảm, khi giá bứt ra khỏi khu vực hỗ trợ để xuyên xuống, ngay lập tức các bạn vào một lệnh sell.
Bạn nên vào lệnh luôn nếu có khổi lượng hỗ trợ.
Tống kê cho thấy có rất ít trường hợp giá sẽ test lại vào kênh giá
Điểm dừng lỗ
Đặt stop loss là việc làm cần thiết nhất mỗi khi tiến hành giao dịch.
Với mô hình lá cờ cũng vậy, chúng ta luôn phải tìm vị trí thích hợp để cắt lỗ.
- Với mô hình cờ tăng, dừng lỗ tại đáy gần nhất của mô hình, cũng chính điểm thấp nhất của phần là cờ.
- Ngược lại với mẫu hình cờ giảm, ta đặt lệnh cắt lỗ stop loss tại đỉnh cao nhất của mô hình flag.
Điểm chốt lời (take profit)
Điểm chốt lời lý tưởng là một khoảng tương ứng với cán cờ.
Nhưng thông thường sẽ chiều rộng của lá cờ tính từ điểm phá vỡ dành cho các kênh giá biên độ lớn
Một số lưu ý về mô hình lá cờ
Mô hình lá cờ được xem là trợ thủ đắc lực đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là lúc thị trường biến động mạnh
- Đối với mô hình cờ tăng, phần lá cờ phải hướng xuống, còn với mô hình cờ giảm thì lá cờ phải hướng lên. Đây là phần thể hiện những đợt sóng điều chỉnh, sự tạm nghỉ của thị trường để chuẩn bị tiếp tục xu hướng hiện tại.
- Nếu giá dao động trong phần lá cờ với biên độ càng hẹp, tức là khoảng cách giữa đường kháng cự và hỗ trợ càng bé bao nhiêu, thì mô hình cho độ tin cậy càng chính xác bấy nhiêu.
- Đây là một mô hình ngắn hạn.
- Tiếp theo, phần cột cờ càng dài chứng tỏ tỷ lệ đúng của mô hình càng cao hơn.
- Mức điều chỉnh của Mô hình tốt nhất là không quá mức giảm 38.6 của Fibonanci.
- Phần lá cờ dao động với biên độ khoảng 1/3 cột cờ sẽ tăng tỉ lệ chính xác hơn.