Mô hình Nêm Mở Rộng là 1 mô hình cực kỳ đơn giản.
Nếu để ý thì bạn sẽ thấy Mô hình Nêm Mở Rộng xuất hiện rất thường xuyên trên tất cả các khung thời gian, và thường đi sau nó là các đoạn giá giảm và tăng rất mạnh.
Đương nhiên rồi!
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách giao dịch với Mô hình Nêm Mở Rộng.
Mô hình Nêm Mở Rộng là gì ?
Mô hình Nêm Mở Rộng đại diện cho sự suy yếu của cả phe mua hoặc phe bán.
Nó là 1 mô hình đảo chiều từ tăng sang giảm; hoặc từ giảm sang tăng.
Nêm Mở rộng có dạng 1 cái nêm mở rộng ra từ trái sang phải, có thể dốc lên hoặc dốc xuống với các cấu trúc không rõ xu hướng.
Như vậy Mô hình Nêm Mở Rộng xuất hiện khi thị trường trong trạng thái tích lũy.
Có 2 dạng nêm mở rộng chính là
- Mở rộng về góc bên phải BRA
- Đỉnh, đáy mở rộng
Nêm mở rộng góc tăng dần góc phải là gì ?
Định nghĩa
Nêm mở rộng góc tăng dần góc phải có tên tiếng Anh là là BROADENING RIGHT ANGLE.
Đây là một mô hình đảo chiều đi xuống.
- Mô hình được hình thành bởi hai đường phân kỳ, hỗ trợ là một đường ngang và kháng cự là một đường tăng xiên, do đó, nó là một tam giác giảm dần ngược.
- Trông nó giống một cái nêm mở rộng về bên phải.
- Hỗ trợ, kháng cự phải được chạm ít nhất hai lần để được xác nhận.
Một nêm mở rộng tăng dần ở góc phải phản ánh sự lo lắng và do dự ngày càng tăng của các nhà đầu tư.
Sự hình thành của mô hình này phải được đặt trước bởi một chuyển động tăng giá. bền vững.
Một nêm mở rộng góc tăng dần về phía bên phải BRA trông như sau:
Số liệu thống kê tăng, giảm
Dưới đây là một số thống kê về nêm mở rộng góc tăng dần theo góc phải RBA:
- 70% trường hợp giá vào xu hướng giảm
- Nếu break khỏi kênh trên, 90% giá sẽ tăng được 1 khoảng có độ dài h – như trên hình
- Nếu break khỏi kênh trên, giá chỉ đi được một khoảng h/2; chỉ có 40% là giá đi được một khoảng dài bằng h
- 44% xảy ra trường hợp giá hồi lại kênh tăng và 70% giá hồi lại kênh giảm
2 chiến lược giao dịch mô hình RBD
Chiến lược truyền thống
- Vào lệnh: Mua hoặc bán khi giá break out khỏi mô hình
- Cắt lỗ: Điểm dừng lỗ được đặt trên ngưỡng hỗ trợ
- Mục tiêu: Mục tiêu lý thuyết của mô hình:
Thống kê cho thấy:
- Ưu điểm: Mục tiêu tối thiểu thường đạt được (91% trường hợp)
- Nhược điểm: Thường gặp phải pullback (72% trường hợp). Do đó, tốt hơn là nên chờ đợi pullback để vào lệnh
Chiến lược mua chủ động
- Vào lệnh: Mở một vị thế mua ở lần tiếp xúc thứ 3 với hỗ trợ
- Cắt lỗ: Mức dừng lỗ được đặt dưới mức thấp nhất cuối cùng điểm
- Mục tiêu: Vị thế mua chủ động nên bạn cần nắm chắc vè cơ bản của doanh nghiệp.
Lưu ý
- Mô hình tăng dần sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong xu hướng kéo dài dưới ba tháng.
- Mô hình giảm dần thì xu hướng nên lâu hơn ba tháng.
- Các mô hình tăng dần cao thì hiệu quả hơn các mô hình tăng dần thấp.
Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), xu hướng giá trước khi tạo mô hình RBA thì thường là xu hướng tăng (67% trong tổng thời gian) thay vì xu hướng giảm (chỉ 33%) và giá phá vỡ xuống bên dưới chiếm đến 66% tổng thời gian so với tình trạng giá phá vỡ đi lên chỉ chiếm 34% tổng thời gian.
Cái nêm đỉnh, đáy mở rộng
Đỉnh – Đáy mở rộng là gì?
Đỉnh- Đáy mở rộng là một mô hình đảo chiều tăng giá.
Mô hình được hình thành bởi hai đường phân kỳ đối xứng theo chiều ngang.
- Nó là một tam giác đối xứng ngược.
- Hai đầu tam giác mở rộng.
- Mỗi đường phải được chạm ít nhất hai lần để được xác nhận.
Chiến lược giao dịch với mở rộng đỉnh đáy
Chiến lược truyền thống
- Vào lệnh: Thực hiện một vị thế mua tại điểm phá vỡ sau lần chạm thứ 5 hoặc thứ 6.
- Cắt lỗ: Mức dừng lỗ được đặt dưới ngưỡng kháng cự
- Mục tiêu: Mục tiêu lý thuyết của mô hình
Chiến lược mua chủ động
- Vào lệnh: Mua tiếp xúc với vùng hỗ trợ lần thứ 3.
- Dừng lỗ: khoảng 2-3% so với điểm mua
- Chốt lời: Mục tiêu như trên hình.