Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ những nội dung sau:
- “Con hào kinh tế” là một thuật ngữ chỉ khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
- Những cách mà một công ty có thể tạo ra một hào khí kinh tế bao gồm tạo ra lợi thế về quy mô, tính vô hình, chi phí và chi phí chuyển đổi cao.
Con hào kinh tế là gì ?
Thuật ngữ “con hào kinh tế” chỉ khả năng của một doanh nghiệp trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ để bảo vệ lợi nhuận và thị phần dài hạn của mình.
Giống như một lâu đài thời trung cổ, con hào dùng để bảo vệ những người bên trong pháo đài và sự giàu có của họ khỏi những người bên ngoài.
Lợi thế cạnh tranh về cơ bản cho phép một công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ với những lợi ích đem lại cho khách hàng vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh.
..để từ đó đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho cổ đông.
Một ví dụ điển hình về lợi thế cạnh tranh là lợi thế về chi phí thấp.
Chẳng hạn như khả năng tiếp cận vùng nguyên liệu thô rẻ, nhân công thấp.
Tuy nhiên theo thời gian, bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào cũng giảm dần do:
- Tiến bộ công nghệ
- Các vùng nguyên liệu không còn cố định vào một đối tác cố định…
Hiệu ứng này xảy ra bởi vì một khi một công ty thiết lập được lợi thế cạnh tranh, các hoạt động vượt trội của nó sẽ tạo ra lợi nhuận gia tăng cho chính nó, do đó tạo động lực mạnh mẽ cho các công ty cạnh tranh sao chép các phương pháp của công ty hàng đầu hoặc tìm ra các phương pháp hoạt động tốt hơn.
5 Lợi thế tạo dựng một “con hào kinh tế”
Một công ty có thể tạo dựng một “con hào kinh tế” cho phép nó có lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh bằng nhiều cách khác nhau.
Lợi thế chi phí
Một lợi thế chi phí mà các đối thủ cạnh tranh không thể sao chép có thể là một con hào kinh tế rất hiệu quả.
Các công ty có lợi thế chi phí đáng kể có thể hạ giá trị sản phẩm của bất kỳ công ty đối thủ nào cố gắng thâm nhập vào ngành, khiến họ buộc phải rời khỏi ngành hoặc ít nhất là cản trở sự tăng trưởng.
Các công ty có lợi thế chi phí bền vững có thể duy trì thị phần rất lớn trong ngành bằng cách loại bỏ bất kỳ đối thủ cạnh tranh mới nào cố gắng tiến vào.
Ví dụ:
ANV, VHC
Lợi thế quy mô
Doanh nghiệp với quy mô lớn có thể coi là đang sở hữu một con hào kiên cố.
Đó là khi nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất ở quy mô lớn hơn với chi phí đầu vào thấp hơn. Điều này giúp giảm chi phí đầu tư trong về tài chính, quảng cáo, sản xuất,…
Các công ty lớn cạnh tranh trong một ngành thường có xu hướng chiếm lĩnh thị phần cốt lõi của ngành đó, trong khi những người chơi nhỏ hơn buộc phải rời khỏi ngành hoặc chiếm lĩnh tỉ trọng nhỏ.
Ví dụ:
VNM lợi thế quy mô đàn bò lớn, nhà máy chế biến sữa
MWG, FRT mạng lưới bán lẻ phủ rộng -> nhập hàng được chiết khấu cao
Chi phí chuyển đổi cao
Khi một công ty có vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp, các nhà cung cấp và khách hàng có thể phải chịu chi phí chuyển đổi cao nếu họ chọn hợp tác với một công ty mới trong ngành.
Các đối thủ cạnh tranh có một thời gian rất khó khăn giành lấy thị phần ra khỏi những doanh nghiệp đầu ngành vì những chi phí chuyển đổi rườm rà.
Ví dụ:
Các công ty đi thuê server, datacenter của FPT thay vì tự xây dựng
Giá trị vô hình
Một kiểu “con hào kinh tế” khác có thể được hình thành thông qua tài sản vô hình của một công ty, bao gồm các vật phẩm như bằng sáng chế, nhận diện thương hiệu, giấy phép của chính phủ và các loại khác.
Nhận diện thương hiệu mạnh cho phép sản phẩm của họ có ưu thế vượt trội so với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh khác, từ đó giúp tăng lợi nhuận.
Ví dụ:
Thương hiệu Vinhome của VHM
Chuỗi nhà thuốc Long Châu của FRT
Yếu tố mềm
Một số lý do khiến một công ty có thể có một con hào kinh tế khó xác định hơn.
Ví dụ, lợi thế mềm có thể được tạo ra bởi khả năng quản trị tuyệt vời hoặc văn hóa doanh nghiệp độc đáo. Mặc dù khó mô tả, một lãnh đạo và môi trường Doanh nghiệp tốt có thể đóng góp một phần vào thành công lâu dài của một tập đoàn.
Ví dụ:
- Anh Tài của Thế giới di động
- Anh Long của thép Hòa Phát..
Từ quan điểm của một nhà đầu tư, thật lý tưởng để đầu tư vào các công ty đang phát triển ngay từ khi họ bắt đầu gặt hái hiệu quả từ một “con hào kinh tế” to lớn và bền vững.
Trong trường hợp này, yếu tố quan trọng nhất là tuổi thọ của con hào.
Một công ty có thể thu được lợi nhuận càng lâu thì lợi ích cho chính nó và cho các cổ đông của nó càng lớn.