Chính sách tài khóa được ví như “bàn tay vô hình” của Chính phủ nhằm can thiệp đến tình hình kinh tế của một Quốc gia hay vùng lãnh thổ. Đặc biệt là trong những thời điểm lạm phát quá cao hay có tốc độ tăng trưởng GDP không đạt kỳ vọng thì chính sách tài khóa được xem như là công cụ ngắn hạn để cải thiện tình hình.
Vậy:
- Chính sách tài khóa là gì ?
- Chính sách tài khóa hoạt động ra sao ?
- Tác động của Chính sách tài khóa tới thị trường chứng khoán và doanh nghiệp niêm yết.
Chính sách tài khóa là gì ?
Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử đụng sử dụng chi tiêu và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.
Chính sách tài khóa là biện pháp can thiệp đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu như
- Tăng trưởng kinh tế
- Tạo thêm việc làm
- Ổn định giá cả, lạm phát.
Chính sách tài khóa hoạt động ra sao ?
Chính sách tài khóa mở rộng
Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài khóa mở rộng.
Nếu chính phủ thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng cao như suy thoái ngành xây dựng.
Chính phủ sẽ mở rộng chi tiêu công trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, sân bay, đường xá…
Vì Chính sách tài khoá là hoạt động “thu – chi” của Chính phủ nên nó trực tiếp tác động lên Tổng cầu.
Chính phủ sẽ tạo sự chênh lệch giữa thu và chi (tạo ra hiện tượng thặng dư/thâm hụt ngân sách) để tăng/giảm Tổng cầu.
Giảm thu gồm:
- Giảm thuế cá nhân -> Tăng thu nhập người dân
- Giảm thuế, phí VAT… -> Tăng khả năng tiêu thụ của dân chúng
- Giảm thuế doanh nghiệp -> Doanh nghiệp đầu tư, chi tiêu…
Tăng chi gồm:
- Đầu tư công: bao gồm chi tiêu đầu tư cho cơ sở hạ tầng như đường xá, bệnh viện, sân bay…
- Chi thường xuyên: tăng lương tối thiếu, thêm phụ cấp; quốc phòng,…
- Trợ cấp xã hội: Trợ cấp trẻ em, trợ cấp thất nghiệp; lương hưu..
Tác động của Chính sách tài khóa tới tổng cầu
Chính sách tài khóa thắt chặt
Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ
Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua giảm thuế thì dễ. Nhưng khi muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị người dân phản đối.
Ví dụ:
Trong một cuộc suy thoái đến từ dịch bệnh với:
- Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
- Chi tiêu cho y tế của Chính phú cũng đồng thời tăng.
Tuy nhiên, người dân có thể tiết kiệm nhiều hơn để đề phòng nền kinh tế xấu đi thêm…
…dẫn đến việc các chính sách giảm thu của Chính phủ sẽ không đạt được hiệu quả.
Trong trường hợp như vậy, tăng chi trực tiếp vào nền kinh tế là giải pháp hiệu quả hơn:
- Tăng GDP, tăng phát triển hạ tầng
- Duy trì tỷ lệ lao động, thu hút FDI
- Tăng trưởng tín dụng.
Mức độ ảnh hưởng của Chính sách tài khóa
Tất nhiên, chúng ta là NĐT cá nhân thì chỉ cần hiểu động cơ của từng hành động trong các quyết định về chính sách tài khoá là đủ, để từ đó có thể phân bổ và nắm giữ các khoản đầu tư cho phù hợp.
Vì đây là về kinh tế vĩ mô, nên nó
Thường là ảnh hưởng lớn giai đoạn từ 1 năm đến vài năm.
Cũng chình vì lẽ đó mà chúng ta khoảng thời gian tương đối để thấy được kết quả từ 1 tác động về chính sách tài khoá.
Tác động của Chính sách tài khóa tới thị trường chứng khoán
Việc biết khi nào nên tăng/giảm một loại thuế hay tăng/giảm một loại chi tiêu nào đó trong các loại hình chính sách tài khoá là một nghiệp vụ cực kỳ khó và phức tạp.
Thậm chí nói nó là một nghệ thuật cũng không quá lời!
Bởi lẻ, mục tiêu cốt lõi của công việc này là để tạo ra 1 môi trường kinh tế/kinh doanh tích cực, ổn định và đạt được hiệu quả toàn dụng lao động.
Mà như các bạn cũng biết, trong 1 bài toán có nhiều biến như thế thì không dễ để làm và thường xuyên có tranh cãi, đặc biệt là khi nó liên đới lợi ích của nhiều bên.
Chính vì lẽ đó, mình sẽ không đề cập nhiều tới tác động của chính sách tài khóa tới điểm số của thị trường
Bởi thật ra chúng ta đâu mua chỉ số…
…chúng ta – hay GS.Lab chỉ mua cổ phiếu mạnh.
Tác động tới cổ phiếu
Bạn không cần phải hành động quá sớm mà nên theo dõi nhóm cổ phiếu phản ứng tích cực khi thông tin liên quan tới chính sách tài khóa.
Vì chính sách tài khóa là công cụ có sức ảnh hưởng lớn nên nó thường phải thông qua nhiều bước từ dự thảo, cân đối điều chỉnh, bỏ phiếu,…
Bạn chỉ cần theo dõi nhóm cổ phiếu tăng mạnh khi có thông tin dự thảo được đưa ra.
Thị trường chứng khoán là thị trường của kì vọng, nên không cần phải là tin chính thức.
Đôi khi chỉ cần là tin đồn thì dòng tiền thông minh đã chảy vào rồi.
Và như chia sẻ của mình trong bài viết: Tư duy Smart money – người khổng lồ khôn ngoan
Người khổng lồ thông minh với rất nhiều lợi thế về thông tin,… và nhất là TIỀN sẽ luôn nhạy với những con sóng lớn.
Thậm chí, họ chính là người làm chính sách…
Như ở phía trên đã nói: vì chính sách tài khóa tác động kéo dài trên 1 năm, nên thông thường cổ phiếu hưởng lợi và tăng vào 3 nhịp chính:
- Tin đồn, dự thảo được báo chí, media ra tin
- Tin chính thức: phê duyệt; giải ngân lần 1, lần 2..
- Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được phản ảnh.
Một điểm nữa là Smart money không ”ăn” những khoản 20-30% mà họ thường ăn sóng lớn từ 50 % trở lên.
Nhất là những tin tức ảnh hưởng có chu kì dài chính sách tài khóa thì ít nhất con sóng sẽ ở mức trên 100%.
Có nghĩa là nhân đôi tài khoản trong 1 năm – chưa tính margin
Tăng mạnh nhất khi là kỳ vọng
Con sóng kì vọng đầu tư công: KSB, LCG, C4G….
- LCG tăng từ 8.000 lên 26.000 chỉ với kì vọng chính chủ đẩy mạnh giải ngân
- Tuy nhiên kết quả kinh doanh không phản ảnh tốt nên cổ phiếu giảm từ 26.000 về 18.000
- Và khi tin tiến độ giải ngân chậm hơn kế hoạch thì cổ phiếu rớt lại giá 10.000 – về nơi bắt đầu.
LCG với kết quả kinh doanh quý 4 2022 sụt giảm mạnh
Con sóng hoàn hảo
Nhưng con sóng hoàn hảo của cổ phiếu thép thì lại rất TUYỆT VỜI:
- Cổ phiếu HSG tạo đáy ở vùng giá 6.000 với tin đồn về đầu tư công.
- Tin tức về đàu tư công của chính phủ được đưa ra
- Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sớm cải thiện tại vùng giá 8-9.000 và tăng trưởng tốt tới quý 3/2021 tài vùng giá 43-45.000/ cổ phiếu.
Kết quả kinh doanh của HSG tạo đỉnh tại quý 2/2021:
Tất nhiên, trải qua tại thời điểm quý 3/2021 chúng ta mới thấy dự suy giảm lợi nhuận của HSG để biết quý 2/2021 là HSG tạo đỉnh lợi nhuận.
Nhưng thời điểm ra BCTC quý 3/2021 của HSG là tháng 10/2021 thì cổ phiếu cũng ở mức đỉnh là 50.000.
Nghĩa là có thể nhân 10 tài khoản từ vùng đáy 5.000.
Ngoài ra, bên cạnh HSG cũng có nhiều cổ phiếu như
- HPG từ giá 8.000 lên giá 44.000
- NKG từ giá 6.000 lên 44.000
Kết luận
Nắm được những điểm mấu chốt của chính sách tài khóa và hơn hết mua được những cổ phiếu mạnh nhất được hưởng lợi là một trong những cách nhanh nhất để làm giàu trên thị trường chứng khoán.
Kinh nghiệm và quan trọng hơn là trải nhiệm sẽ giúp bạn kiếm lợi từ thị trường chứng khoán.
- Chính sách tài khóa có tác động lớn tới kinh tế, thị trường chứng khoán và cổ phiếu
- Nó có tác động trên 1 năm
- Con sóng lớn nhất khi là tin đồn – thị trường kỳ vọng
- Không cần bắt đáy, MUA SAU nhưng MUA ĐÚNG cổ phiếu mạnh.
- Không đoán đỉnh, bán khi kết quả kinh doanh suy giảm mạnh.
Việc mua cổ phiếu mạnh là sự đấu tranh tâm lý mạnh, nhất là khi bạn chịu ảnh hưởng của:
- Tâm lý: cổ phiếu đang ”cao” lắm rồi
- Dư luận: Tin tốt đã phản ánh, tin chưa ra,…
Nếu vậy, GS.Lab sẽ là nơi đồng hành cùng bạn tốt nhất.