RSI là một trong những chỉ báo quan trọng mà bất cứ NĐT nào cũng phải sử dụng đến khi đầu tư.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa và cách dùng của chỉ số này dẫn đến những nhận định sai lầm.
Vì vậy bài viết dưới đây của GS.Lab sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về chỉ số RSI qua 3 nội dung chính:
- RSI là gì ?
- Ưu nhược điểm của RSI
- 3 cách sử dụng RSI hiệu quả nhất.
Từ đó sẽ giúp bạn tự xây dựng cho mình những chiến lược đầu tư đúng đắn, hiệu quả và dễ dàng sinh lời.
Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là gì?
RSI là viết tắt của Relative Strength Index – chỉ số sức mạnh tương đối.
RSI là một chỉ báo động lượng
Chỉ báo này được ra đời vào năm 1978 bởi ông J. Welles Wilder.
Thời gian để tính toán độ dao động RSI thường lấy con số 14.
Ví dụ như 14 ngày nếu xem theo đồ thị ngày, 14 giờ nếu xem theo đồ thị giờ, ….
Công thức tính RSI
Chỉ số RSI được tính theo công thức như sau:
Trong đó:
- RS = trung bình tăng/trung bình giảm
- RSI thường lấy là RSI 14.
Hiện nay các biểu đồ đều tự động tính toán và vẽ đường RSI cho bạn
Quá mua và quá bán.
- RSI được chia tỷ lệ từ 0 đến 100 .
- Thông thường, các giá trị từ 30 trở xuống cho thấy điều kiện thị trường quá bán và khả năng tăng giá (đi lên)
- Các giá trị từ 70 trở lên cho thấy điều kiện mua quá mức và khả năng giá suy yếu (đi xuống).
Nhiều nhà giao dịch cho rằng mốc 20-80 sẽ tin cậy hơn.
Ưu, nhược điểm của RSI
Ưu điểm
Thông dụng, nhiều nhà đầu tư dùng nên tính hiệu quả của RSI rất cao.
Bên cạnh đó, RSI cũng xuất hiện rất nhiều cách kết hợp và biến thế thú vị để bạn có thể tìm hiểu thêm.
Hạn chế
- Các tín hiệu đảo chiều thực sự rất hiếm và có thể khó tách biệt với các báo động giả.
- Vì chỉ báo hiển thị động lượng, nên nó có thể duy trì quá mua hoặc quá bán trong một thời gian dài trước khi đảo chiều
- Đôi khi vì quá phổ biến nên với cổ phiếu penny hoặc thị trường bị làm giá, khung thời gian nhỏ việc sử dụng RSI sẽ khó hơn.
Giao dịch với RSI
Sử dụng mức quá mua, quá bán
Tín hiệu bán
Nếu cổ phiếu tích lũy ở vùng quá mua, sau đó RSI rớt xuống dưới 70 báo hiệu cổ phiếu sắp giảm giá
Ngược lại, Cổ phiếu vượt qua ngưỡng 30 sẽ là tín hiệu mua.
Lưu ý:
- Bạn không nên bán sớm khi RSI mới chạm vùng 70.
- Trong xu hướng tăng mạnh, RSI tại vùng 40-50 là vùng hỗ trợ
- Cổ phiếu mạnh thì RSI hỗ trợ ở mốc 50-52.
Đồng pha với RSI
Đồng pha RSI tăng hình thành khi:
- Giá chứng khoán tạo ra đỉnh cao hơn
- Chỉ báo RSI giảm tạo ra đỉnh cao hơn.
Lưu ý:
- Chỉ nên tính đỉnh RSI ở trên mốc 70.
- 2 đỉnh giá nên cách nhau trên 20 cây nến.
Điều này cho thấy xu hướng tăng hiện tại rất mạnh và 80% sẽ còn một nhịp tăng nữa.
Trong hình bạn có thể thấy mốc RSI 40 hỗ trợ rất mạnh cho cổ phiếu DPM – Đạm Phú Mỹ.
Phân kì với RSI
Đây là cách sử dụng RSI thông dụng nhất.
Phần nhiều cách áp dụng này rất thú vị. Đó là:
Đáy sau thấp hơn nhưng đó chỉ là ”một cú lừa”
Phân kì tăng RSI hình thành khi:
- Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước
- RSI tạo đáy sau cao hơn đáy trước
Lưu ý:
- Đáy RSI nằm dưới 30 hiệu quả nhất cho xu hướng lớn.
- 2 đáy RSI nên nằm trong khoảng 20 cây nến
Kết luận
Relative strength index hay RSI indicator là chỉ báo kỹ thuật đơn giản, dễ sử dụng.
Vì thế, nhiều NĐT mới thường giao dịch với đường RSI mà không kiểm thử các tham số khác nhau, hay dành nhiều thời gian nghiên cứu cách xem RSI mà đã “lao vào” kiếm tiền nhanh chóng.
Do đó, RSI là các chỉ báo kỹ thuật bị sử dụng sai nhiều nhất.
Khi được áp dụng đúng cách, chỉ báo RSI có khả năng chỉ ra xu hướng giá, trị trường quá mua hay quá bán và mức giá vào lệnh/thoát lệnh tốt nhất.