Hiện tại trong đồ thị phân tích kỹ thuật có 3 loại đồ thị chính là line, bar và candlestick.
Trong đó thì đồ thị Nến là được sử dụng rộng rãi nhất.
Lịch sử hình thành
Được phát minh vào thế kỷ 18, bởi 1 thường nhân buôn gạo người Nhật có tên là Munehisa Homma. Trong quá trình giao dịch, để nhớ được các mức giá gạo quan trọng từng ngày để thuận lợi trong mua bán thì ông đã sử dụng đồ thị nến.
Nhưng đồ thị nến Nhật chỉ được phát triển mạnh mẽ bởi Steven Nison.
Mô hình này có tên tiếng Anh là Japanese Candlestick Pattern. Các nhà đầu tư còn gọi mô hình nến Nhật này với những tên gọi như:
- Nến
- Mô hình dạng nến
- Biểu đồ nến Nhật
Candlestick được sử dụng mạnh trong forex, chứng khoán và tất cả các mặt hàng khác từ những năm 90.
Giá trong phiên giao dịch là gì ?
Mức giá thể hiện mối liên hệ giữa người mua và người bán.
Nếu họ mong đợi giá tăng trong tương lai, họ mua vào; ngược lại họ sẽ bán ra.
Thời gian giao dịch có thể là 5 phút, 15 phút, 1 giờ, 1 ngày, 1 tháng, 1 năm…. tùy thời điểm mà bạn chọn.
- Giá mở cửa: Là mức giá mua bán, đầu tiên trong phiên
- Giá đóng cửa: là mức giá giao dịch cuối cùng trong phiên. Đây là mức giá có ý nghĩa quan trọng nhất.
- Giá cao nhất, giá thấp nhất: 2 mức giá đỉnh và đáy trong phiên giao dịch.
Cấu tạo của nến Nhật
Một biểu đồ nến được cấu tạo bởi hàng nghìn cây nến Nhật khác nhau.
Mỗi cây nến Nhật sẽ có 2 phần là thân nến và bóng nến.
- Thân nến: Biểu thị cho khoảng thay đổi giá mở phiên và giá chốt phiên trong khoảng thời gian nhất định.
- Bóng nến: Thể hiện mức giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên giao dịch
Cách đọc nến Nhật
Nến ngắn, nến dài
Cũng giống như con người, nến có kích thước cơ thể khác nhau. Và khi nói đến giao dịch biểu đồ, không có gì khó hơn việc kiểm tra thân nến!
Càng duy trì lâu, áp lực mua hoặc bán càng mạnh. Điều này có nghĩa là người mua hoặc người bán đã mạnh hơn và nắm quyền kiểm soát.
Thanh nến trắng càng dài thì giá đóng cửa càng cao hơn mức mở.
Các phần thân ngắn ngụ ý rất ít hoạt động mua hoặc bán.
Râu nến dài
Bóng trên và bóng dưới trên thân nến Nhật Bản cung cấp manh mối quan trọng về phiên giao dịch.
- Bóng trên báo hiệu khu vực chủ động bán mạnh
- Bóng dưới báo hiệu khu vực chủ động mua mạnh
- Các thanh nến có bóng dài cho thấy rằng hành động giao dịch diễn ra mạnh trong thời gian mở cửa và đóng cửa.
Vì sao lại là mua chủ động và bán chủ động ?
Mình ví dụ nến tăng nhé
Vì nếu giá tăng mà chỉ bán đơn thuần, không ép giá xuống thì đóng nến vẫn là nến xanh tăng điểm
Tuy nhiên, giá lên vùng cao và lực bán xuất hiện mạnh, đẩy giá xuống tạo râu dài phía trên thì như vậy đã hình thành một vùng bán rất mạnh.
Bạn có thể theo dõi thêm khối lượng và điều chỉnh xuống khung thời gian nhỏ hơn để nắm được diễn biến giá.
Những điểm hạn chế của mô hình nến Nhật
Có quá nhiều loại mô hình
Việc có quá nhiều loại mô hình khác nhau đã khiến cho các nhà đầu tư gặp khó khăn khi phân tích. Họ gần như không thể nhớ được tất cả mô hình và dấu hiệu nhận biết.
Vì vậy, kết quả phân tích mà họ đưa ra không hiệu quả.
Khung thời gian càng nhỏ thông tin càng nhiễu
Nến chỉ biểu thị cho sự biến động tại một thời điểm ngắn, hơn nữa chứng khoán Việt Nam có biên độ và không giao dịch liên tục nên việc áp dụng sẽ khó hơn.
Nến biến động liên tục
Bạn luôn phải đợi khi đóng nến để ra quyết định.
Trong quá trình giao dịch, nến thay đổi và biến động xanh đỏ liên tục dễ làm chúng ra rối.
Đôi khi chỉ cần 1-2 phút thôi là cây nến đã thay đổi biến từ mua thành bán và ngược lại.
Đó là chưa kể đến:
- Những phiên mở phiên tạo GAP giảm 20 điểm
- Nhưng sau đó đóng phiên tăng 10 điểm so với đáy – giảm 10 điểm so với phiên trước
Ở trong một thị trường giao dịch có khoảng trống lớn như chứng khoán Việt Nam thì chỉ sử dụng đồ thị nến để giao dịch sẽ còn rất nhiều hạn chế.
Các mô hình nến thông dụng
Spinning Tops
Chân nến Nhật Bản có bóng trên dài, bóng dưới dài và thân nến nhỏ được gọi là Spinning Top.
Màu sắc của thân nến không quan trọng lắm.
- Mô hình Spinning Top biểu thị sự do dự giữa người mua và người bán.
- Mặc dù phiên giao dịch mở cửa và đóng cửa không có nhiều thay đổi, giá đã tăng và giảm đáng kể trong thời gian đó.
Nếu một Spinning Top hình thành trong một xu hướng tăng…
…điều này thường có nghĩa là không còn nhiều người mua và sự đảo chiều có thể xảy ra.
Marubozu
Từ “Marubozu” có nghĩa là “đầu hói” hoặc “đầu cạo” trong tiếng Nhật.
Vì vậy, nến Marubozu là nến hói – có nghĩa là nó không có bóng hoặc râu nến
- Thân nến Marubozu rất dài, thông thường thân nến của nó sẽ dài hơn ít nhất là 3 cây nến trước đó.
- Nến Marubozu tăng có giá cao nhất bằng với giá đóng cửa, giá thấp nhất bằng với giá mở cửa. Ngược lại, nến Marubozu giảm có giá cao nhất bằng giá mở cửa và giá thấp nhất bằng giá đóng cửa.
Nến Marubozu có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của một xu hướng
- Trong xu hướng tăng, Marubozu tăng xuất hiện báo hiệu tiếp tục xu hướng
- Ngược lại, Marubozu giảm xuất hiện báo hiệu xu hướng tăng sắp đảo chiều.
Doji
Trong tiếng Nhật “Doji” có nghĩa là “không thay đổi”.
- Nến Doji gợi ý sự do dự hoặc tranh giành vị trí giữa người mua và người bán.
- Giá di chuyển trên và dưới giá mở trong phiên, nhưng đóng cửa bằng hoặc rất gần giá mở.
- Cả người mua và người bán đều không thể giành quyền kiểm soát và kết quả về cơ bản là một trận hòa.
Có 5 loại chân nến Doji đặc biệt như trong hình
Kết luận
Nến Nhật Bản chỉ gợi ý về sự đảo chiều hoặc tiếp diễn.
Điều đó không có nghĩa là nó sẽ chắc chắn xảy ra!
Bạn phải luôn xem xét bối cảnh thị trường và hành động giá trong các khung thời gian để liên kết thành một xu hướng tốt nhất.
Thị trường tài chính – trong đó có thị trường chứng khoán luôn biến động và không có điều gì là chuẩn 100%.
Và nếu bạn đang tìm kiếm một cái nhìn chuyên sâu hơn về Nến Nhật, bạn không thể bỏ qua cuốn sách:
Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật – Japanese Candlestick Charting Techniques