Khái quát về Dải Bollinger Band
Dải Bollinger, một chỉ báo kỹ thuật do John Bollinger phát triển , được sử dụng để đo lường sự biến động của thị trường và xác định các điều kiện “mua quá mức” hoặc “bán quá mức”.
Về cơ bản, công cụ nhỏ này cho chúng ta biết liệu thị trường đang yên lặng hay thị trường đang sôi động.
- Khi yên lặng, các dãi thu hẹp lại
- Khi sôi động, các dãi sẽ mở rộng
Nhìn vào biểu đồ bên dưới.
Dải Bollinger Band (BB) là một lớp phủ bao lấy giá.
Chú ý khi giá tích lũy, các dải thu hẹp gần nhau. Khi giá tăng lên, các dải sẽ tách ra.
Bởi vì Dải Bollinger đo lường sự biến động, các dải sẽ tự động điều chỉnh theo các điều kiện thị trường thay đổi.
Cấu tạo của Dải Bollinger Band
Dải Bollinger Band thường được vẽ dưới dạng ba đường:
- Một dải trên
- Một đường giữa là đường trung bình động đơn giản (SMA).
- Một dải thấp hơn
Các dải trên và dưới đại diện cho hai độ lệch chuẩn trên và dưới.
Các biểu đồ đều mặc định thông số đường SMA 20 ngày và độ lệch chuẩn là 2.
Nếu bạn đang lăn tăn vì chưa hiểu rõ về độ lệch chuẩn.
Đừng lo lắng !
- Nếu độ lệch chuẩn là 1 có nghĩa là khoảng 68% biến động giá trong 20 phiên nằm trong dải băng này
- Nếu độ lệch chuẩn là 2 con số sẽ tin cậy hơn ở mức 95%.
Như bạn thấy, sử dụng thông số lệch chuẩn là 2 kết quả sẽ tốt nhất.
Hãy tạm bỏ qua nhưng vấn đề tính toán phức tạp không cần thiết này.
Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu chi tiết về Bollinger Bands, hãy xem cuốn sách của John Bollinger: Bollinger on Bollinger Bands.
Cái chúng ta thực sự cần là..
Phương pháp kiếm tiền bằng dải Bollinger Band
Bollinger Bounce – giao dịch trong kênh giá
Điều này đơn giản là giá có xu hướng quay trở về Band giữa..
…hoặc về khoảng trống giữa dải trên và dải dưới
Lý do những đợt bật lên này xảy ra là do các dải Bollinger hoạt động giống như các mức hỗ trợ và kháng cự.
- Phương pháp này tin cậy hơn tại khung thời gian dài như tuần hoặc tháng.
- Phù hợp đề giao dịch trong thị trường xu hướng đi ngang.
- Cần lưu ý là khi độ rộng của dải băng càng lớn thì phương pháp sẽ càng hiệu quả.
Nếu độ rộng của dài băng <10%, rất có thể cổ phiếu hoặc thị trường đang trong giai đoạn tích lũy để hình thành phương pháp:
Bollinger Squeeze – chờ điểm bùng nổ
“Bollinger Squeeze” khá dễ hiểu có thể tóm tắt là
Đi ngang tích lũy – chờ bùng nổ
- Nếu nến bắt đầu bứt phá lên dải trên, xu hướng tăng được hình thành
- Giá tích lũy càng lâu, càng chặt thì bung càng mạnh.
- Trường hợp giá bám sát dải băng trên thì xu hướng rất mạnh.
Mua điều chỉnh trong xu hướng lớn
Điều này thường xuyên xảy ra với chỉ số VN-Index.
Các nhịp điều chỉnh lớn này thường ở mức 20-25% và xảy ra nhanh nên rất nhiều nhà đầu tư vội vàng cho rằng xu hướng tăng kết thúc và thị trường giảm giá đã hình thành.
Thời điểm này đi khắp diễn đàn, hội nhóm tiếng kêu la phải gọi là ầm trời..
Với xu hướng tăng mạnh, bạn không nên mua đuổi mà nên chờ thị trường điều chỉnh mạnh để có điểm mua tốt hơn.
Hình trên là đồ thị Ngày, nếu zoom ra đồ thị tuần thì vẫn chỉ là điều chỉnh bình thường.
Sau đó, xu hướng còn tăng rất dài.