Hãy luôn nhìn xuống, trước khi nhìn lên
Việc hiểu đúng về rủi ro đầu tư và tuân thủ những nguyên tắc quản trị rủi ro là rất cần thiết để chúng ta không bị bất ngờ nếu như thị trường biến động không như dự kiến ban đầu.
Chứng khoán được coi là tấm gương phản ánh sức khoẻ nền kinh tế. Hiểu về chu kỳ kinh tế sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn.
Điều đầu tiên
Bất kỳ một chính phủ nào khi đặt một mục tiêu chính sách, kinh tế thì đều gằn với 3 mục tiêu là:
Một điều nghịch lý là:
Chính phủ không thể cũng lúc đặt được cả 3 mục tiêu này
Vì vậy, tùy theo giai đoạn phát triển của nền kinh tế mà chính phủ sẽ điều chỉnh phù hợp.
Vậy là một chính sách tốt sẽ là chính sách tạo ra sự ổn định…
…chứ không phải là chính sách tạo ra sự tăng trưởng !
Có rất nhiều chính sách, nhưng trong khuân khổ bài viết mình chỉ để cập tới 3 thứ tác động lớn nhất đối với thị trường chứng khoán.
Chính sách tiền tệ
Chính sách tài khoá
Ở Việt Nam thì thường Thu < Chi nên chúng ta thường phát hành nợ: có thể là nợ quốc tế hoặc nợ nước ngoài.
Mục tiêu của chính sách tài khoá là ổn định.
…nhưng đúng nhất với chúng ta là thâm hụt một cách ổn định.
Chính sách tỷ giá
Tương tự như trên vẫn là ưu tiên sự ổn định.
Ổn định kinh tế là tất cả các chính sách đưa ra phải hướng tới sự ổn định chứ không phải là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hay sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường chứng khoán.
Xem thêm: Bí mật về cách vận hành của nền kinh tế hiện đại
Nền kinh tế không thể mãi mãi tăng trưởng hay mãi suy thoái, mà nó có tính chu kỳ. Điều đó được thể hiện ở các chuỗi sự kiện kinh tế lặp lại theo thời gian. Tuy chúng dẫn đến những kết quả không giống nhau nhưng có một số điểm đặc trưng.
Dù nói theo cách nào thì bản chất của sự vận động thị trường vẫn vậy.
Dân chứng khoán cũng hay dùng từ “điều chỉnh” hay “rung lắc” để ám chỉ xu thế hiện tại chỉ là tạm thời ngược với xu hướng chủ đạo.
Ví dụ thời kỳ tăng trưởng của nền kinh tế:
Đây là thời kỳ tăng trưởng của nền kinh tế.
Sau đó, khi nền kinh tế tăng trưởng đến đỉnh điểm sẽ xảy ra hiện tượng lượng cung nhiều hơn lượng cầu. Lúc này chỉ số tiêu dùng sẽ giảm. Khi đó, nền kinh tế bước vào chu kỳ suy thoái.
Cứ như vậy, các sự kiện này lặp lại và tạo thành một chu kỳ kinh tế. Trong một chu kỳ từ tăng trưởng đến suy thoái, có thể chia ra các giai đoạn khác nhau dựa trên các đặc điểm của từng giai đoạn.
Giai đoạn suy thoái (recession)
Đây là thời điểm nền kinh tế bắt đầu đi xuống. Sản lượng hàng hóa suy giảm, doanh nghiệp cắt bớt số lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Lãi tín dụng bị siết chặt dẫn đến chi phí tài chính tăng vọt, trong khi đó doanh thu không thể tăng lên. Hậu quả dẫn đến GDP sụt giảm.
Giai đoạn đáy chu kỳ kinh tế (trough)
Tại thời kỳ này, nền kinh tế giảm sút tới mức vô cùng nghiêm trọng. Chính phủ bắt đầu các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, ví dụ như giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp. Nguồn tiền được bơm vào nền kinh tế khiến cho người tiêu dùng và doanh nghiệp tăng chi tiêu.
Giai đoạn phục hồi (recovery)
Nhờ vào những nỗ lực cứu vãn trước đó, nền kinh tế bắt đầu dần hồi phục. Lúc này, ngân hàng sẽ tăng mức lãi suất vay vốn, mức tín dụng sẽ tiếp tục tăng trưởng. Sản lượng và công suất sản xuất sẽ tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến doanh nghiệp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn trước.
Giai đoạn đỉnh chu kỳ kinh tế (peak)
Trong giai đoạn này, GDP vẫn tiếp tục tăng nhưng đã chậm hơn so với các giai đoạn trước do đã đạt đỉnh. Đây cũng là thời kỳ lạm phát tăng nhanh. Doanh nghiệp không còn tuyển dụng thêm người lao động nhiều như trước. Khi GDP tăng tới đỉnh, đồng tiền mất giá quá nhiều do lạm phát, nền kinh tế sẽ có dấu hiệu khủng hoảng và bước vào giai đoạn suy thoái, bắt đầu bước vào chu kỳ mới.
Tâm lý thị trường là khái niệm chỉ các chuyển động của thị trường phản ánh trạng thái cảm xúc của những người tham gia.
Đây là một trong những chủ đề chính của kinh tế học hành vi.
Nhiều người tin rằng cảm xúc là động lực chính thúc đẩy sự thay đổi của thị trường tài chính.
Tất cả thị trường đều trải qua chu kỳ mở rộng và thu hẹp. Khi thị trường ở trong giai đoạn mở rộng (thị trường bull), tâm lý thị trường sẽ lạc quan, tràn đầy niềm tin và lòng tham. Thông thường, đây là những cảm xúc chính dẫn đến hoạt động mua sôi nổi.
Đôi khi, lòng tham và niềm tin quá lớn sẽ lấn át thị trường theo cách mà bong bóng tài chính hình thành. Giá tăng quá mức sẽ tạo nên đỉnh. Nhìn chung, đây được coi là điểm rủi ro tài chính tối đa.
Trong một số trường hợp, thị trường sẽ đi ngang trong một thời gian do tài sản được bán dần. Đây còn được gọi là giai đoạn phân phối. Tuy nhiên, một số chu kỳ không thể hiện giai đoạn phân phối rõ ràng và xu hướng giảm bắt đầu ngay sau khi đạt đến đỉnh.
Khi thị trường bắt đầu chuyển sang hướng khác, tâm trạng hưng phấn có thể nhanh chóng chuyển thành tự mãn, do nhiều trader từ chối tin rằng xu hướng tăng đã kết thúc.
Khi giá tiếp tục giảm, tâm lý thị trường sẽ nhanh chóng chuyển sang mặt tiêu cực. Tâm lý này thường bao gồm cảm giác lo lắng, phủ nhận và hoảng sợ.
Chu kỳ là điều tất yếu nên không ai có thể tránh né được, điều cần làm là cố gắng ”sống khỏe” qua các chu kỳ.
Việc chấp nhận thất bại là một phần của những thành công lớn là điều cần trải qua trong quá trình kinh doanh, đầu tư.
Thái độ chung của thị trường thường đi ngược lại với cơ hội:
Thực tế các nhà đầu tư thành công trên thị trường lại không chú ý quá nhiều tới việc người khác đang nghĩ gì và hành động ra sao!
Họ đầu tư theo các nguyên lý thị trường và họ tránh lướt sóng vì họ biết rằng trong ngắn hạn, hầu hết các biến động giá nhỏ khoảng 5-10% đơn giản chỉ là các nhiễu loạn tâm lý, và chính nhiễu loạn tâm lý này của đám đông là động cơ lèo lái thị trường, không phải do các thông tin cơ bản.
Lý thuyết Dow đã tồn tại gần 100 năm, nhưng trong một thị trường tài chính hiện đại đầy biến động ngày nay, các thành phần cơ bản của Lý thuyết Dow vẫn còn nguyên giá trị.
Được phát triển bởi Charles Dow, được cải tiến bởi William Hamilton và được Robert Rhea trình bày rõ ràng, Lý thuyết Dow không chỉ đề cập đến phân tích kỹ thuật và hành động giá mà còn đề cập đến triết lý thị trường.
Mặc dù có những người có thể nghĩ rằng thị trường bây giờ đã khác, Lý thuyết Dow sẽ chứng minh rằng thị trường chứng khoán ngày nay vẫn hoạt động giống như cách đây gần 100 năm.
Lý thuyết xoay quanh việc xác định xu hướng cho Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones, và sử dụng khối lượng để xác nhận các xu hướng đó.
Khi thị trường chứng khoán theo xu hướng tăng hoặc giảm, dù một số cổ phiếu có xu hướng ngược lại với xu hướng thị trường nhưng theo nhiều nhà đầu tư thì 80% số cổ phiếu trên thị trường sẽ giao động cùng chiều với thị trường và mã cổ phiếu của bạn chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều về xu hướng.
Lý thuyết Dow được coi là nền tảng, viên gạch tạo tiền đề để phát triển các loại phân tích kỹ thuật sau này như trendline, RSI, MACD, sóng Elliott…
Charles Dow đã phát triển Lý thuyết Dow từ phân tích của ông về hành động giá thị trường vào cuối thế kỷ 19.
Dow là đồng sáng lập cũng như là biên tập viên của The Wall Street Journal – tờ báo tài chính uy tín nhất thế giới
Tuy nhiên, ông lại đột ngột qua đời vào năm 1902. Những tài liệu của ông nghiên cứu còn dang dở, chưa thể hoàn thành. Sau đó, William P. Hamilton đã kế thừa nền tảng lý luận này, hoàn thiện và cho ra đời lý thuyết Dow đầy đủ như ngày nay.
Tất cả ở đây là giá cổ phiếu, chỉ số chung đã phản ánh mọi thứ.
Mọi thông tin bao gồm: lãi suất, thu nhập, lạm phát, cảm xúc nhà đầu tư…trong quá khứ, hiện tại hay tương lai đều tác động đến thị trường chứng khoán và được thể hiện thông qua mức giá của cổ phiếu cũng như các chỉ số có liên quan.
Tuy nhiên, không phải rủi ro nào cũng được Dow đề cập mà ông đã loại trừ các yếu tố bất kỳ ảnh hưởng trung gian từ thiên tai như động đất, địa chính trị, dịch bệnh,..
Lý thuyết Dow hoạt động dựa vào giả thuyết thị trường hiệu quả.
Điều này trái ngược với trường phái phân tích cơ bản, đầu tư giá trị, tăng trưởng hay kinh tế học hành vi.
Xem thêm: 10 loại rủi ro phổ biến trong đầu tư chứng khoán
Trong lý thuyết Dow, thị trường thể hiện qua 3 xu hướng chính: Một trend chính, một trend thứ cấp & 1 trend nhỏ.
Trend chính (Cấp 1)
Thường kéo dài từ 1 năm trở lên, thể hiện mức biến động lớn của thị trường chung. Dựa vào xu thế cấp 1 các nhà đầu tư có thể tiếp tục xây dựng cho mình những chiến lược dài hạn
Trend thứ cấp (Cấp 2)
Thường kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng, có xu hướng ngược chiều với trend chính. Chẳng hạn nếu xu thế chính tăng thì xu thế cấp 2 là giảm và ngược lại.
Trend nhỏ (Cấp 3)
Thường kéo dài dưới 3 tuần, nó là mang tính nhiễu nhiều hơn và gắn với bẫy nhiều hơn. Nó thường áp dụng để điều chỉnh các biến động giá ngược với xu hướng thứ hai.
Thực tế một số nhà đầu tư có độ nhạy cao có thể kiếm tiền được từ trend nhỏ, nhưng đa số thì sẽ thua lỗ.
Trong lý thuyết của mình xu thế chính thành gồm: 3 giai đoạn:
Đối với xu hướng chính tăng
Tương tự với thị trường giảm. Tuy nhiên, thị trường giảm sẽ mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần so với thị trường tăng giá.
Bản thân Dow sử dụng 2 chỉ số trung bình là D chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số ngành vận tải (Transportation Averages) để đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Phải đảm bảo cả 2 chỉ số này xác nhận lẫn nhau thì mới khẳng định xu hướng xác lập
Ở Việt Nam, bạn có thể kết hợp xem các chỉ số VN30, Vn-index, HNX Index có thể hiện sự cùng xu hướng hay không?
Ngoài ra, chúng ta cũng cần theo dõi thêm các chỉ số chứng khoán khu vực, thế giới để chắc chắn hơn.
Nhà đầu tư cần tập cho mình sự kiên nhẫn, chờ đợi tương lai có tín hiệu đảo chiều mới có thể giao dịch.
Xu hướng tăng giá thường khá lâu. Thông thường đều từ 2 năm.
Nhà đầu tư nên tránh tâm lý ”đặt cửa” và chờ đợi đến khi điểm đảo chiều xuất hiện.
Không có phương pháp nào hoàn hảo 100%. Ngoài những đóng góp quan trọng của lý thuyết Dow để đặt nền tảng cho phân tích kỹ thuật thì cũng sẽ có những hạn chế nhất định như:
Trong nguyên lý thứ 3 Dow có chia xu thế chính thành 3 giai đoạn hỗ trợ. Nếu nhà đầu tư tuân theo và chỉ mua vào, bán ra ở giai đoạn bùng nổ (xu thế chính tăng) và tuyệt vọng (xu thế chính giảm) thì sẽ bỏ lỡ mất cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận hơn ở giai đoạn đầu và cuối của biến động.
Lý thuyết Dow sẽ có 3 xu hướng gồm xu hướng chính (xu hướng cấp 1), xu hướng thứ cấp (cấp 2), xu hướng nhỏ/ngắn hạn (cấp 3).
Nhưng chính sự dao động giá rất khó để xác định chúng thuộc xu hướng nào, có thể một xu hướng thứ cấp trọn lẫn xu hướng chính, rất khó xác định, bởi khi bắt đầu thì chúng có nhiều nét quá giống nhau, nên tạo sự nhầm lẫn.
Chỉ số chung là một thước đo tốt. Tuy nhiên ngày nay có nhiều yếu tố sát với thị trường hơn như lạm phát, lãi suất hay giá cả hàng hóa.
Thời ký phát triển như hiện tại, có rất nhiều thành phần trên thị trường giao dịch như robot, lệnh điều kiện,… cùng với tâm lý đám đông, margin sẽ khiến thị trường khó đoán hơn.
Ngoài ra, tự tác động của tay to với các cú PUMP, DUMP sẽ khiến các lý thuyết trở nên vô giá trị.
Vì vậy. bạn cũng không nên tin tưởng quá vào một lý thuyết hay công cụ tài chính nào.
Khi bạn hiểu rõ Lý thuyết Dow thì việc bạn kết hợp với các công cụ khác như đường MA, MACD,.. sẽ tốt hơn rất nhiều.
Rủi ro trong chứng khoán có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu nhà đầu tư chưa nắm được hết những rủi ro có thể xảy ra và có giải pháp ứng phó phù hợp thì rất dễ có nguy cơ bị thua lỗ, thậm chí mất trắng.
Đầu tư chứng khoán là một hình thức kinh doanh rủi ro.
Vì vậy, nhà đầu tư khi tham gia đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán hay đầu tư thông qua các quỹ đều cần hiểu và chấp nhận được các rủi ro này – giống như việc mình cần tìm hiểu về con đường mình sẽ đi có thể gặp các vật cản gì để chuẩn bị tâm thế đón nhận.
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán bao gồm hai loại rủi ro là
Việc phân biệt hai loại rủi ro trên đây nghe có vẻ rất chuyên môn, tưởng chừng như chỉ là việc của giám đốc đầu tư.
Tuy nhiên, với nhà đầu tư cá nhân, việc hiểu rõ bản chất của hai loại rủi ro này sẽ rất hữu ích trong việc thiết lập một kỳ vọng hợp lý và đánh giá được hiệu quả của các khoản đầu tư của mình.
Rủi ro hệ thống trong đầu tư chứng khoán hay còn gọi là rủi ro thị trường,
Đây là dạng rủi ro mà có ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán, bất cứ ngành nào trên thị trường cũng đều bị ảnh hưởng bởi loại rủi ro này.
Đối với loại rủi ro này thì các nhà đầu tư không thể tránh được mà chỉ có thể vận dụng kinh nghiệm và kiến thức để đề phòng cũng như giảm thiểu tác động của chúng.
Rủi ro hệ thống bao gồm 5 loại chính, đó là:
Thanh khoản thể hiện cho khả năng chuyển đổi từ chứng khoán sang tiền mặt. Kiểu như bạn nắm 1.000 cổ phiếu mà mỗi ngày chỉ có 200-300 cp được giao dịch.
Khi lãi suất thị trường tăng thì giá chứng khoán sẽ sụt giảm và ngược lại.
Thị trường sẽ gồm nhiều kênh đầu tư khác nhau; mỗi nhà đầu tư lại có nhiều khoản chi phí THIẾT YẾU như điện, nước, xăng, gas,… nên biến động giá cả của chúng luôn có ảnh hưởng lẫn nhau.
Liên quan tới thu-chi của chính phủ: Thuế, phí môn bài,…
Chiến tranh, thử tên lửa, biên giới hay vụ việc giàn khoan HD 981 là những vấn đề phức tạp rất khó kiểm soát.
Đối với rủi ro phi hệ thống thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể tránh gặp phải bằng cách phân tích và nhận diện dựa trên kinh nghiệm học được.
Luôn có những đánh giá cũng như xếp hạng dù trong bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào.
Rủi ro xếp hạng được thể hiện nếu doanh nghiệp bị tụt hạng so với năm trước.
Ví dụ:
Rủi ro lỗi thời được xem là loại rủi ro bất kỳ ngành sản xuất sản phẩm nào đều có thể gặp phải.
Đây được coi là rủi ro phát sinh từ những nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp, rủi ro kiểm toán xảy ra khi doanh nghiệp.
Ví dụ:
Câu chuyện TTF với khoản kiểm toàn lỗ 1.000 tỷ đồng hay rút lõi ngân hàng của Huyền Như,…
Rủi ro truyền thông được đánh giá là rủi ro khi đầu tư chứng khoán có sức ảnh hưởng mạnh nhất đến công ty và các nhà đầu tư chứng khoán.
Các công ty có lịch sử ”in giấy” hoặc ban lãnh đạo có vấn đề tới rủi ro này có thể như:
Nếu lơ là doanh nghiệp sẽ vướng phải một số rủi ro pháp lý có thể làm giảm giá cổ phiếu bất cứ lúc nào.
Ví dụ:
Đơn cử như việc công ty bị vướng mắc thuế đơn thuần sẽ ”trả tiền luôn” để tránh các vướng mắc sau này như: thanh tra, kiểm soát dòng tiền,… ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh.
Nếu không có sai phạm thì số tiền đó sẽ sớm được hoàn trả lại
Bởi vậy, nó cũng giản tiếp cho biết lượng tiền mặt, dòng tiền của công ty có vấn đề lớn.
Thường xuyên cập nhật thị trường và những kiến thức về chứng khoán là vô cùng cần thiết đối với nhà đầu tư.
Các công ty luôn thay đổi hàng ngày, hàng tuần, vì thế, bạn luôn cần phải theo dõi những biến động về hoạt động kinh doanh của công ty, những chính sách mới của chính phủ, những biến động của từng ngành và cả thị trường.
Bạn cần có một chiến lược phân bổ tài sản đầu tư vào nhiều nhóm ngành như bất động sản, vàng, trái phiếu, cổ phiếu,…
Bằng chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư, bạn có thể phân bổ tài sản của mình để đầu tư mạo hiểm và nhiều nhóm ngành.
Nó cũng giúp bạn nắm bắt và ”bám trend” tốt hơn với kênh đầu tư hiệu quả.
Không gì tốt hơn nếu bạn thực sự có một người thầy hoặc những người bạn tốt trên mỗi chằng đường.
Những chia sẻ, bài học kinh nghiệm quý giá từ họ là những điều vô cùng giá trị.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần:
Hãy luôn nhìn xuống, trước khi nhìn lên
Việc hiểu đúng về rủi ro đầu tư và tuân thủ những nguyên tắc quản trị rủi ro là rất cần thiết để chúng ta không bị bất ngờ nếu như thị trường biến động không như dự kiến ban đầu.
Có 5 tiêu chí quan trọng để Quý khách lựa chọn công ty chứng khoán phù hợp.
Chú ý!
Việc mở tài khoản là hoàn toàn MIỄN PHÍ.
VNDirect là công ty môi giới chứng khoán uy tín trên thị trường tài chính Việt Nam, được thành lập từ năm 2006. Với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực môi giới, đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính, VNDirect đã gặt hái được một số thành tựu nổi bật như:
Phí giao dịch của VNDirect được đánh giá là thấp nhất thị trường. Dao động ở mức 0.15-0.25% giá trị giao dịch. Đồng thời, có những gói giao dịch với mức phí thỏa thuận linh hoạt.
Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ vay margin với mức lãi suất thấp chỉ từ 0.0357 %/ ngày, giúp nhà đầu tư có nền tảng tài chính ổn định để giao dịch sinh lời lớn.
Hệ thống giao dịch thân thiện:
Bảng giá được cập nhật đơn giản qua website hoặc app điện thoại mọi lúc mọi nơi.
Đặc biệt, bảng giá tổng hợp tích hợp nhiều tính năng tiện ích, giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích, đánh giá và theo dõi thị trường.
Xem thêm: Đọc bảng giá chứng khoán thông minh
Bảo mật an toàn: Giao dịch tại Vndirect các thông tin của nhà đầu tư luôn được đảm bảo an toàn, có xác nhận mã pin và mã OTP mỗi khi chuyển tiền.
Chuyển tiền nhanh chóng, linh hoạt.
Nhà đầu tư đăng ký tài khoản Vndirect có thể nộp tiền nhanh chóng, tiện lợi thông qua 9 ngân hàng kết nối trực tiếp với Vndirect như: ACB, BIDV, Maritime Bank, Sacombank, Techcombank, VIB, Vietcombank, Vietinbank, VPBank.
Tiền nạp, rút ra vào ngay lập tức và thậm chí bạn có thể rút tiền vào cuối tuần lên tới 500 triệu đồng qua nhiều kênh như bảng giá, tổng đài, app,…
Để thực hiện mở tài khoản, Quý khách vui lòng chuẩn bị:
Một chú ý nhỏ là Hộ chiếu sẽ không được chấp nhận bạn nhé.
Hồ sơ cần thiết sẽ được các công ty chứng khoán điền sẵn thông tin do bạn cung cấp trong phiếu đăng ký mở tài khoản và gửi cho bạn.
Chi tiết các bước tương tự như cách mở tài khoản qua máy tính phía dưới.
Anh chị vui lòng truy cập vào link: https://account-v2.vndirect.com.vn/
Lưu ý một số lỗi thường gặp
Nhấn nút Tiếp tục, hệ thống sẽ gửi mã OTP về số điện thoại.
Quý khách nhập mã OTP được gửi đến số điện thoại
Nhấn nút Xác nhận để tạo tài khoản. Sau đó màn hình sẽ hiển thị Cảm ơn, Quý khách vui lòng chọn Tiếp tục để chuyển sang bước Tải CMND/CCCD.
Quý khách thực hiện đăng tải ảnh mặt trước và mặt sau của CMND/CCCD và nhấn nút Xác nhận.
Lưu ý: Nếu có lỗi xảy ra, Quý khách nhận được thông báo lỗi vui lòng nhấn Xác nhận để thử lại.
Trên màn hình Kiểm tra thông tin, Quý khách kiểm tra lại các thông đã chính xác chưa, nếu còn thông tin nào sai lệch, vui lòng sửa lại. Quý khách điền các thông tin còn trống, sau đó nhấn Xác nhận để lưu lại thông tin.
Trên màn hình Đăng ký tài khoản nhận tiền, Quý khách vui lòng nhập các thông tin:
Sau đó nhấn nút Tiếp tục để lưu lại thông tin.
Lưu ý: Quý khách nhấn Tiếp tục thì sẽ bỏ qua bước này. Nhưng sau thời điểm mở tài khoản, Quý khách sẽ phải thực hiện xác thực tài khoản ngân hàng riêng.
Quý khách vui lòng đọc nội dung hợp đồng. Nếu thông tin bị sai lệnh, Quý khách chọn Quay lại để thực hiện chỉnh sửa.
Khi các thông tin đã chính xác, Quý khách nhấn nút Xác nhận, hệ thống gửi mã OTP qua SMS.
Quý khách nhập mã OTP gửi về số điện thoại để xác nhận việc ký hợp đồng mở tài khoản.
Quý khách vui lòng lựa Luồng dịch vụ + Gói dịch vụ Chứng khoán
Lưu ý:
Bạn truy cập vào link: Đăng ký môi giới
Đăng kí môi giới không mất thêm bất kì chi phí nào mà anh chị được nhận thông tin chuyên sâu, đặc biệt hơn.
Trong đó:
Nếu anh chị giao dịch tài khoản lớn trên 1 tỷ hay thường xuyên giao dịch, sử dụng margin thì em có thể xin được mức phí ưu đãi thấp hơn.
Sau khi mở tài khoản trực tuyến, bao lâu tôi có thể giao dịch ?
Quý khách xác nhận Hợp đồng điện tử, hoàn thành các câu hỏi kiểm tra sức khỏe đầu tư thì có thể thực hiện giao dịch ngay.
Ngoại trừ trường hợp hệ thống kiểm tra có phát sinh các sai lệch thông tin cá nhân do Quý khách cung cấp và hình ảnh CMND/CCCD.
Tôi đã mở tài khoản trực tuyến và xác nhận Hợp đồng điện tử, tôi có cần xác thực chữ ký để giao dịch không?
Quý khách đã xác nhận Hợp đồng điện tử có thể thực hiện ngay giao dịch mua/bán chứng khoán cơ sở; đăng ký và chuyển tiền ra tài khoản ngân hàng chính chủ mà không cần xác thực chữ ký.
Quý khách xác thực chữ ký khi đăng ký chuyển tiền ra tài khoản bên thứ ba và/hoặc đăng ký sản phẩm giao dịch ký quỹ và/hoặc mở tài khoản chứng khoán phái sinh.
Đơn giản nhất là
Quý khách nên trao đổi trực tiếp với em để được hướng dẫn chi tiết nhất.
Trải qua 2 chu kỳ lớn của thị trường là 2017-2018, 2020-2022 cũng với kinh nghiệm làm nghề từ năm 2015 thì mình thấy rằng đa số NĐT đều rất thích nói về MUA
…lúc nào cũng có thể hỏi mua con nào, mua cái gì ….
Nhưng sau đó mình đã nhận ra rằng:
À, không phải !!!
Quản trị rủi ro mới là yếu tố quyết định sự thành công của bất kỳ một nhà đầu tư nào !
Trong quản trị rủi ro có rất nhiều yếu tố và dưới đây là 6 kim chỉ nam trong nguyên tắc của mình.
Quản trị rủi ro đối với mình là ưu tiên hàng đầu, quan trọng nhất trong việc giao dịch.
Dưới đây là một vài ví dụ vô cùng thú vị trong cuộc sống và đầu tư.
”Cách tấn công tốt nhất là một hàng phòng ngự vững chắc”
Trong lịch sử bóng đá có rất nhiều đội bóng như pháo thủ Arsenal hay Paris Saint-Germain với rất nhiều cầu thủ tấn công nhưng chưa bao giờ vô dịch Cúp C1.
Jose Mourinho đã 2 lần vô địch cúp C1 nhờ nghệ thuật phòng ngự cực kỳ vững chắc của mình.
Xem thêm: Ông vua chung kết Mourinho
Những đội bóng như Ý, Đức với lỗi đá phòng ngự phản công rất chặt chẽ thường xuyên vào vòng chung kết.
Thậm chí Real khi Cristiano Ronaldo ra đi thì vẫn có nhưng kết quả rất tốt nhờ hàng tiền vệ, hậu vệ vững chắc của mình.
Tư đó, có thể thấy rằng:
Bí quyết để lên ngôi vô địch là tránh mắc sai lầm, hạn chế điểm yếu và tối đa điểm mạnh.
Một doanh nghiệp muốn tăng trưởng bền vững thì người quản lý phải nghĩ tới vấn đề rủi ro.
Vingroup đã từng mở rộng rất nhiều mảng như bản lẻ với Vinmart, Adayroi; điện thoại với VinSmart hay cả vận tải hàng không…. nhưng ngay khi không hiệu quả thì ”cắt” luôn.
Xem thêm: Những thương vụ rút chân ra khỏi thị trường của Vingroup.
Nếu anh chị đầu tư chứng khoán từ năm 2010 thì đều biết bầu Đức từng là tỷ phú số 1 tại Việt Nam hay trước đó là Đặng Thành Tâm với Kinh Bắc – KBC.
Anh Đức ôm đồm quá nhiều lĩnh vực và lại không hiệu quả như
Vắc-xin để phòng ngừa rủi ro từ bệnh tật.
Vắc-xin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus.
Vắc-xin giúp bạn tránh được rủi ro bệnh tật, di chứng và chi phí tiêm chủng thấp hơn rất nhiều so với điều trị.
Điều cốt yếu đầu tiên trong việc đầu tư đó là quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro thường bao gồm quản trị vốn và quản trị danh mục.
Mark Minervini – môn đệ của O’Neil là tác giá của 3 luôn sách và 2 lần vô dịch chứng khoán Mỹ:
Mark Minervini bàn về quản trị rủi ro
Chỉ 5% NĐT là thành công về dài hạn trên thị trường khoán.
Rick Guerin là nhân vật bí ẩn nhất trong số 9 nhà đầu tư vĩ đại mà ngài Buffett giới thiệu.
Nhiều năm sau, không ai tìm được thông tin nào về Rick Guerin trên báo đài, phương tiện điện tử hay bất cứ đâu cả.
Ông ta lặng tăm trong bóng tối một cách “lạ thường”…
Đọc thêm: Người bạn tài năng chợt biến mất của ngài Buffett
Việc cắt lỗ đơn giản như là mua bảo hiểm cho bản thân, công ty hay 1 chiếc ô tô mỗi năm.
Nó giúp bạn an tâm và tránh mất mát lớn về sau.
Bảo vệ vốn là yêu cầu bắt buộc trước khi mở vị thế
Việc cắt lỗ sẽ giúp bạn tránh rơi vào tình huống khó xử thậm chí là mất hết vốn.
Chính bạn là người hiểu rõ tài khoản nhất:
Hãy coi việc cắt lỗ là bữa ăn sáng mỗi ngày và hãy làm nó một cách bình thản nhất.
Dưới đây là một vài kinh nghiệm của mình:
Đừng quá lo lắng về các khoản lỗ !
Việc cutloss giúp bạn giảm thiệt hại và bảo vệ nguồn vốn tốt hơn.
Với phương pháp chọn cổ phiếu mạnh của Chứng khoán Center, anh em luôn có rất nhiều cơ hội sinh lợi vượt trội.
Tất nhiên, cắt lỗ luôn phải đi kèm với kế hoạch giao dịch từ trước và đừng do dự.
Xem thêm: Những tác động dẫn tới quyết định giao dịch sai lầm.
Nếu số lỗ của anh em dưới 25% thì mình có thể giúp gỡ lại vốn được.
Còn con số lớn hơn thì sẽ rất là khó và dễ hình thành tâm lý cờ bạc, ưa mạo hiểm hơn.
Nhiều nhà đầu tư lãi rất lớn nhưng không chốt để rồi sớm để khoản lãi vụt mất.
Thậm chí tệ đến nỗi để cp từ lãi 20-30% về huề vốn hoặc lỗ nặng luôn.
Đặc biệt, nếu bạn sử dụng margin cao mà không có một điểm dừng lãi, bán hạ tỷ trọng thì chắc chắn sẽ bị tâm lý rất lớn khi cổ phiếu đó sụt giảm mạnh.
Thông thường, quy tắc chốt lãi được mình áp dụng như sau:
Ví dụ:
Thị trường giao dịch 20.000 tỷ/ phiên thì những cổ phiếu lớn như bank, thép sẽ dễ tăng mạnh và cổ phiếu midcap dễ dang tăng trần
Nhưng khi thị trường khó hơn, chỉ khoảng 10.000-12.000 tỷ thì đa số cổ phiếu sẽ khó tăng mạnh trong thời gian ngắn.
Lưu ý:
Anh em hãy bắt đầu ngày mới bằng NAV gốc mỗi tuần, mỗi tháng.
Điều này sẽ giúp anh em thận trọng và nghiêm túc hơn, tránh tâm lý chủ quan vì khoản lãi trước đó.
Mọi thất bại đau đớn nhất thường đến ngay sau thành công vang dội nhất.
Năm 2021, rất nhiều đội nhóm này kia thần thánh hóa bản thân mình, nghĩ rằng mình quá giỏi nhưng sau đó thì ”im hẳn”.
Tâm lý chủ quan, FOMO là điều anh em luôn phải lưu ý.
Tất nhiên, rất khó để loại bỏ hoàn toàn cảm xúc trong đầu tư – bởi đôi khi, nếu mua đúng cổ phiếu mạnh, cổ phiếu dẫn dắt thị trường thì anh em cũng có được lợi nhuận rất tốt.
Hệ thống giao dịch hay đơn giản là kế hoạch giao dịch sẽ giúp anh em ứng phó hiệu quả hơn với hành động giá.
Để chọn ra trường phái và hệ thống phù hợp với mình nhất, không có cách nào khác ngoài việc anh em trải nghiệm và trung thành, liên tục cải tiến hệ thống của mình.
Tuy nhiên, cái khó tiếp theo lại là cảm giác thực chiến khó khăn hơn rất nhiều với backtest.
Đến một ngày, anh em sẽ thay đổi liên tục hết hệ thống này tới hệ thống khác.
…và đến lúc bạn hỏi bản thân rằng.
Lỗ thế này, thì làm gì có lãi kép ở đây !!
Nếu vậy, hãy để hệ thống đầu tư tăng trưởng của GsLab dẫn đường cho bạn.
Đây là điều bắt buộc phải làm hằng ngày của mình để chuẩn bị cho các tình huống xấu bất thường đến từ thị trường, doanh nghiệp hay việc thị trường đi ngược với kịch bản tích cực ban đầu.
Kịch bản là la bàn giúp anh em trành lạc lỗi giữa rừng hoang.
Nhiều anh chị chưa hiểu nguyên tắc này sẽ nói là:
Ôi thằng này lươn lẹo thế. Lúc nói thế này lúc nói thế kia
Đây là nguyên tắc của mình bởi chúng ta không thể nào đặt thị trường vào 1 cửa.
Điều này rất dễ dẫn tới tâm lý chủ quan trong nguyên tắc kỷ luật phía trên.
Ít nhất, bạn sẽ cần 2 kịch bản để xử lý cho trường hợp thị trường đảo chiều thanh khoản lớn.
Đây là nguyên tắc quan trọng đặc biệt với các tài khoản lớn.
Bản thân mình đôi khi cũng động viên khách hàng rút một phần tiền…
… bởi khi có các siêu cổ phiếu xuất hiện thì việc nhắn khách hàng nạp lại cũng đơn giản hơn.
Điều này giống như
Thường thì sau 1 tháng lãi nhiều, tháng sau sẽ rất rủi ro.
Có lẽ bài viết tới đây đã khá dài. Chi tiết phần này mình sẽ đề cập trong chủ đề sau.
Trong giao dịch đầu tư tài chính, anh em thường xuyên chịu tác động từ rất nhiều thông tin làm ảnh hưởng tới quyết định của mình.
Anh em đã bao giờ trải qua cảm giác:
Đôi khi mình không có kế hoạch mua cổ phiếu A, nhưng trong phiên giao dịch lại enter mua nó lúc nào không hay để rồi sau đó tự trách sao mình tồi tệ đến vậy…
Hay như đầu phiên tính cắt lỗ sớm rồi, nhưng vào diễn đàn đội nhóm lại nghe ngóng không bán để rồi sau đó lỗ càng thêm lỗ..
Và rất nhiều câu chuyện bi hài khác.
Mỗi nhà đầu tư (NĐT) thông thường đều có một broker; hay nhóm tư vấn.
Vì sự hạn chế và thiếu kĩ năng nên họ thường đưa tới NĐT những thông tin chậm hoặc mang tính chủ quan cao dẫn tới các quyết định sai lầm.
Đó là bởi chính broker cũng luôn bị bảng điện, KPI, môi trường làm việc… tác động.
… tất nhiên là vẫn có ngoại lệ nhé anh em (như mình :D)
Phải nói thật là tuy em là môi giới nhưng chưa chắc em đã đầu tư hiệu quả bằng các anh chị khách hàng.
Đa số NĐT tham gia đều có bạn bè, có NĐT thì thích tham gia nhiều room tư vấn để ”có nhiều thông tin”…
Sự tác động của những nhóm đối tượng này là trực tiếp và khá lớn.
Tiêu biểu như gần đây là đội nhóm CỔ ĐẤT.
Suốt ngày định bán lại thấy ông này khen, ông kia thì livestream, ông khác thì cổ vũ.
Cuối cũng nhìn lại thì toàn bay 50-60% tài sản.
Nhiều khi chỉ cần bạn bè mình đưa ra lời khuyên là mình theo ngay mà không do dự.
Ví dụ như:
Bạn bè em nói rằng
Vinh ơi, tao có thằng bạn làm trong doanh nghiệp này… thế này thế kia
Vậy là mình tin luôn, rời bỏ nguyên tắc của mình ngay.
Không biết anh em có gặp nhiều không chứ mình thì trải qua khá nhiều rồi…
Từ đó, nhất là trong phiên, em có nguyên tắc là hạn chế trao đổi nhất là về các cổ phiếu khác.
Bởi khi đó, mình chat hay làm gì đó thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bạn bè, các khách hàng của mình.
Ví dụ:
Một cổ phiếu đang rung lắc trong phiên
Bạn nghe ngóng thấy:”Tôi bán rồi”;”Con này có tin này xấu lắm”… là mình bán luôn.
Điều đó thực sự ảnh hưởng rất lớn đến quyết định giao dịch.
Mình tin chắc rằng đa số đều đã từng trải qua giai đoạn này.
Đây là tư duy là mình thường gặp nhất trên thị trường chứng khoán.
” Anh mua con HPG – thép Hòa Phát này lướt ngắn hạn thôi
.. Cuối cùng bây giờ lỗ 30%… thôi anh đầu tư giá trị”’
Rất là kỳ lạ luôn, đầu tư giá trị trên đỉnh.
Trải qua một khoảng thời gian, kiến thức đã tích lũy được nhưng việc không được hệ thống cũng các đa số anh em giao dịch không tốt.
Và đó là lý do vì sao chúng ta cần một hệ thống đầu tư rõ ràng và kỉ luật.
Mình không có ý xấu và thực sự mình cũng học hỏi được rất nhiều từ các chia sẻ.
Đó là bởi mình có thực chiến và hiểu phong cách đầu tư cũng như ý tưởng của các vị chuyên gia đó.
Các F0 – NĐT mới đa phần thường chỉ chú ý tới kết luận. Ví dụ như:
Để rồi khi thị trường đảo chiều lại đổ lỗi, ”Chí Phèo”…
Hắn vừa đặt lệnh vừa chửi . Bao giờ cũng thế, cứ VNI giảm sâu quá là hắn chửi . Bắt đầu chửi cái thị trường CK . Có hề gì ? TTCK có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời …
Thường thì thị trường đã tăng – hoặc giảm mạnh 20-30% thì các chuyên gia sẽ lên tiếng.
Anh em phải thật cẩn trọng và luôn nhớ nguyên tắc: ” Tự chịu trách nhiệm” cho quyết định đầu tư nhé.
Xem thêm: Ông Lã Giang Trung: VN-Index có thể giảm về 950 điểm khi thường gần đáy chiều 12/05.
Nếu ai đầu tư chỉ khoảng 2 năm chứng khoán Việt Nam thì không biết bao nhiều tin đồn.
Nó nhiều vô kể luôn.
Đây chỉ là những ví dụ mình điểm qua thôi. Thực tế còn rất đa dạng.
Nếu ngày nào mọi người cũng đi săn tin đồn thì chắc là ”nổ” luôn ^^
Thay vì đơn giản là nó tăng nhiều thì nó giảm… nhiều NĐT lại quan tâm tới tin.
Cổ phiếu đạt lợi nhuận thì bán … nhưng NĐT lại ít quan tâm điều đó.
Cái này thì không phải bàn rồi.
Nếu bạn chỉ là NĐT thông thường thì đi theo tin tức sẽ rất khó.
Thay vào đó anh em nên bảo vệ tài sản bằng các nguyên tắc đầu tư sẽ được mình giới thiệu ở các bài viết sau.
Mỗi chuyên viên phân tích trong công ty chứng khoán thường chỉ chuyên về một vài ngành, lĩnh vực.
Chưa hẳn họ là những người đã giỏi vĩ mô, thực chiến.
Ngoài ra còn có nhiều chuyên gia phân tích chưa đến doanh nghiệp hay tham gia đại hội cổ đông, trực tiếp ngồi với lãnh đạo doanh nghiệp.
Ví dụ em ngồi với chuyên gia trong ngành thì biết là
Ngoài ra, vì em làm trong ngành nên biết là báo cáo phân tích trước khi đến tay NĐT thì phải trải qua nhiều bước như:
Thường sẽ trải qua 2-3 khâu nên chưa hẳn báo cáo đã là thông tin tốt.
Ví dụ như trong ngành bất động sản:
Không phải cứ có cục đất là cục vàng đâu anh em nhé.
Bất động sản là lĩnh vực bán ”2 giá” cực kỳ dễ:
Nếu anh em chỉ đơn thuần ‘‘Đếm cua’‘ tính giá đất rồi nhân lên thì không bao giờ thành công được.
Cuối cùng, quan trọng nhất là bảng điện.
Rất nhiều lần định không mua bán và vào phiên lại bị cuốn theo nó.
Rồi sau đó thường chúng ta tự giày vò:
”Tôi ơi, sao mày là một thằng lươn thế. Cứ bán xong rồi lại mua lại luôn là sao !!!”
Bảng điện là cái gần mình nhất, thường xuyên tiếp xúc với nó nhất.
Các yếu tố trên, người bạn mình ngồi xa nhưng bảng điện là cái mình cần vượt qua nhất.
Để hạn chế rất nhiều tác động thì chũng ta cần phải có một hệ thống đầu tư tài chính.
BENJAMIN FRANKLIN có câu nói nổi tiếng thế này: “By failing to prepare, you are preparing to fail.” Dịch ra tiếng Việt là
“Thất bại trong chuẩn bị có nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho thất bại”
Hệ thống giao dịch là tập hợp của nhiều yếu tố bao gồm:
Hệ thống sẽ là tập hợp của nhiều yếu tố với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất.
Hệ thống giao dịch thành công của Chứng khoán Center là mối quan hệ chặt giữa
Nếu quan tâm tới phương pháp của mình, anh em hãy mở tài khoản và tham gia room tư vấn của mình nhé.
Anh em nghĩ thực sự có Smart money hay bàn tay vô hình trên thị trường ?
Các cuộc chiến tranh hay khủng hoảng liệu có tự nhiên xuất hiện ?
Smart money liệu có đang tồn tại quanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta hay không ?
Hãy cùng mình tìm hiểu nhé ~
Ngày trước thời Việt Nam còn sàn vàng, em được một người anh trong nghề kể rằng:
Các ông chủ Việt Nam thì rất thích chạy ngược với giá thế giới – do bị lệch khá nhiều.
Khi giá vàng chạy lên, các ông ở Việt Nam rất hay dìm xuống: không cho chạy hoặc đi ngược lên...
Khi ngồi ở vị trí quản lý thì anh đó nhận thấy nếu anh làm như mọi người và chạy ngược thì sẽ không hiệu quả.
Sau một lần anh ấy thấy giá chạy mà không làm gì cả thì nhà cái ăn đậm.
Nghĩa là thay vì bình thường thấy mọi người ầm ầm mua lên thì mình lại đi dìm xuống thì lần này anh không làm gì cứ để giá chạy theo giá thế giới … sau thời gian thấy nhà cái ăn đậm tiền.
Sau đó anh ngồi thống kê thấy cứ 100 ông chơi vàng thì ”đi” hết.
Bắt đầu thay đổi tư duy.
Anh bắt đầu xem khi nào lượng người mua vào lớn thì bán ra… y như rằng sau đó giá vàng xuống.
Nhờ đó, anh đã kiếm được triệu đô năm 2009.
Xem thêm : Bầu Kiên đã sảy chân vì vàng như thế nào?
Ngày 21 tháng 5 năm 2008, John Terry bước đến chấm luân lưu.
Cậu ấy chỉ cần đưa bóng vào lưới là sẽ mang chức vô địch C1 về cho Chelsea.
Sân trơn, bóng ướt đã làm cho thủ quân John Terry trượt chân trong bước dậm cuối cùng và dù cho Van der Sar đã đổ sai hướng, trái bóng vẫn bay ra ngoài.
Đôi khi không biết là ông Roman Abramovich – chủ tịch Chelsea có chỉ đạo gì không khi ông cũng là một nhà tài phiệt.
Nếu ai từng chơi kèo phạt góc mọi người sẽ biết
khi phạt góc, Trọng tài sẽ không được thổi hết giờ
Nhưng ngày đó em chơi 2018 là khi trận có 4 quả phạt góc rồi, mình bắt kèo tài nghĩa là 5 quả phạt góc thì cứ đến 4 quả phạt góc, tới quả thứ 5 thì trọng tài lại thổi hết giờ.
Rất là kỳ lạ và bức xúc.
Nhìn lại chuỗi lịch sử, hà Lan luôn thua chung kết 74, 78, 2010 …
Đội chủ nhà Pháp đánh bại Brazil với tỷ số 3-0 lên ngôi vô địch ở trân chung kết.
Nhưng người ta không nhớ nhiều tới tỷ số đó mà là các tin đồn:
Thậm chí có giả thiết cho rằng Brazil đã ”bán” Cúp vô địch cho Pháp thu về 23 triệu USD.
Chiến thắng của Pháp đã làm hài lòng chủ tịch FIFA Sepp Blatter vì nó đêm đến sự thành công, cải tiền cho xã hội Pháp.
Đổi lại Brazil sẽ hưởng lợi năm 2002 cũng như tổ chức World Cup trong năm 2014.
Vietlot người thắng đều đeo mặt nạ vừa để tránh người xin, trộm nhòm ngó và cũng không xác định người nhận là ai.
Không thể loại bỏ vấn đề dàn xếp.
Phim truyện thế giới như ”Thân bài Ma cao”,… đều nói về việc cá độ có bàn tay thao túng.
Xung quanh chúng ta những người giàu lên nhờ đỏ đen đều ra chủ đề, ghi số…
Luôn có bàn tay vô hình điều tiết trong lĩnh vực bóng đá, lô đề.
Nhà cái luôn là người chiến thắng.
Nhìn lại lịch sử bạn sẽ thấy điều này.
Khá rõ với thị trường Việt Nam cũng như châu Á vì chúng ta vẫn thường nghe câu chuyện thổi giá đất
Ở đây luôn có sự điều tiết giá cả của nhà cái, các đại lý ôm hàng lớn, tin nội bộ…
Trước vụ Tân Hoàng Minh xảy ra khoảng 2-5 ngày thì cũng có rất nhiều thông tin râm ran THM bỏ cọc và đúng ra sau đó bỏ thật.
Hay như tin đồn bắt Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân,…
Rothschild là một gia tộc gốc Do Thái.
Họ đã tạo nên đế chế tài chính – ngân hàng tại châu Âu bắt đầu từ cuối thế kỉ 18.
Đế chế này đã vượt qua nhiều gia tộc hùng mạnh nhất mọi thời đại và vươn lên dẫn đầu.
Nhiều ý kiến cho rằng nhà Rothschild nắm giữ khối tài sản lên tới 1.000 tỷ USD trên toàn thế giới.
Chiến tranh tiền tệ là quyển mà em đánh giá là ai cũng nên đọc.
Càng về sau em thấy nó càng áp dụng đúng.
Trong quyển sách này có nói về các sự kiện lịch sử trên thế giới như:
Tất cả các sự kiện đều có bán tay đứng sau và có người hưởng lợi từ các cuộc chiến đó.
Chiến tranh là đỉnh cao của phân chia lại tài sản… như khủng hoảng kinh tế vậy
Trong năm 2017, cứ 10$ được tạo ra thì có 8$ rơi vào túi của nhóm 1% siêu giàu.
Càng những nước tư bản thì càng lệch nhiều.
Các tỷ phú thường rất thích tài trợ cho các chiến dịch tranh cử.
Đằng sau các chính trị gia luôn là các doanh nghiệp sân sau (nhất là ở quốc gia X).
Thị trường tài chính BĐS, vàng, chứng khoán hay trong cuộc sống như bóng đa, lô đề, xổ số… thì nhỏ lẻ luôn thua lỗ, chịu thiệt.
Theo thống kê ở các TTCK lâu đời thì có đền 95% NĐT là thua lỗ.
Thị trường càng thanh khoản, càng nhiều sản phẩn thì số lượng NĐT thua lỗ càng lớn.
Thị trường càng biến động, biến động càng lớn thì sẽ càng rủi ro.
Vì vậy, bạn hãy thuộc vè số ít và biết tách biệt khỏi số đông khi cần thiết.
Ít thắng nhiều thì phải thực sự mạnh.
Sức mạnh, vũ khí trên thị trường tài chính là tiền.
Họ chính là Smart money – người khổng lồ khôn ngoan.
Họ có thể là
Họ có thể là bất cứ ai và anh em cũng không nên tìm hiểu họ là ai.
Bạn chỉ cần theo dõi dấu chân họ để lại trên biểu đồ và tìm ra câu chuyện tăng giá của cổ phiếu mà đi theo.
Nhiều anh em hỏi mình là
Họ có thể là một trong những người như vậy…
….Và họ không phải là những người đó mới là khủng khiếp!
Điểm yếu của số đông chúng là
Vùng đỉnh thì tham lam
Vùng đáy thì sợ hãi
Smart money sẽ vận dụng sức mạnh của họ là tiền và thông tin.
Vì vậy, để đi theo Smart money thì chúng ta cần phải ra đời một hệ thống đầu tư…
Hoặc nhanh chóng hơn là liên hệ với mình 🙂
Chứng khoán Việt Nam đi sau thế giới rất là nhiều như Mỹ là ~ 300 năm; Hà Lan từ những bông hoa Tulip thế kỉ 14-15 đã có câu chuyện đầu cơ giá rồi.
Trong lúc mình viết bài này thì VNINDEX đang giảm 38 điểm, cùng nhiều lo sợ của nhà đầu tư trong nước về bối cảnh vĩ mô của nước Mỹ xa xôi.
Trên các diễn đàn, người ta tranh cãi suy luận là liệu ông Powell và FED sẽ đưa ra chính sách thế nào?
Riêng mình, mình đánh giá có khả năng Mỹ sẽ rơi vào giai đoạn Stagflation – Lạm phát đình trệ.
Stagflation là hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao nhưng lại đi cùng với lạm phát đi quá kỳ vọng
Hiểu đơn giản GDP đã khó tăng trưởng, giá cả lại còn cứ chạy nhanh.
Có rất nhiều các yếu tố để nhận định Stagflation, tuy nhiên mình thường sẽ tập trung vào 3 yếu tố:
Cụm từ này xuất hiện từ nửa cuối của thế kỷ trước tại các nền kinh tế tư bản và thực chất Mỹ cũng đã từng trải qua cơn đau này vào những năm 70, ngay sau khi cuộc khủng hoảng giá dầu diễn ra.
Giai đoạn đó tại Mỹ, GDP tăng trưởng âm, lạm phát đạt 2 con số, tỷ lệ thất nghiệp chạm đến ngưỡng gần 10%.
Nhắc đến việc khủng hoảng giá dầu, liệu anh chị có liên tưởng đến giai đoạn hiện nay?
Mình nghĩ không nhiều thì ít sẽ có gì đó thoáng qua.
Năm ấy, OPEC cấm vận một vài nước EU dẫn đến giá dầu toàn thế giới tăng mạnh, chi phí vận chuyển phi mã, người thất nghiệp nhiều vô kể.
Với chi phí tăng, thì đầu ra giá cả cũng làm người dân chóng mặt. Thực tế hiện tại cũng có nét tương đồng với quá khứ, và có vẻ FED chưa tính trước rằng cuộc chiến tại Ukraine lại kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến vậy.
Quay về hiện tại, nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu có những biểu hiện của Stagflation khi mà:
Cả FED và chính quyền Biden đều đang không muốn cơn ác mộng kia xảy ra vì các vấn đề chính trị, nhìn lại lịch sử các Tổng thống Mỹ từ thời Johnson đến giai đoạn trước nhiệm kỳ Obama thì niềm tin công chúng giảm mạnh do các vấn đề chính sách kinh tế Vĩ mô.
Với một Quốc gia đa Đảng thì việc không giữ được lòng tin của người dân, lại sắp đến đợt Bầu cử giữa nhiệm kỳ thì anh chị đều có thể đoán việc gì sẽ diễn ra tiếp theo.
Tuy nhiên, tránh Stagflation là khó vì việc cân bằng giữa lạm phát và thất nghiệp đâu phải đơn giản đâu?!
Thế này nhé:
Ngược lại, FED cũng có thể cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp bằng cách cắt giảm lãi suất, tạo động lực cho người sử dụng lao động đầu tư lớn, thuê mướn và chấp nhận rủi ro thị trường. Nhưng khi thuê, tiền lương sẽ tăng lên. Và khi tiền lương tăng, giá tiêu dùng tăng (tức là: lạm phát).
Và vậy là họ bị mắc kẹt!
Khi rơi vào hoàn cảnh này, thường các NHTW sẽ chọn cách hi sinh tăng trưởng…
…với cơ sở lý luận rằng nền kinh tế phục hồi sau các vấn đề về thất nghiệp nhanh hơn so với phục hồi từ giá cả leo thang.
Trước đây, Mỹ cũng từng dùng cách này, đưa nền kinh tế vào suy thoái và cái tên Paul Volcker – cha đẻ của vòng kim cô dành cho các NHTM đã trở thành biểu tượng của FED với công ghìm cương lạm phát (Các chính sách và quan điểm của ông này rất hay, mình sẽ chia sẻ trong tương lai nếu có dịp).
Chia sẻ ý kiến cá nhân, nếu Stagflation kéo dài thì đó là một sai lầm.
Và việc biến Đình lạm thành suy thoái vì suy thoái có thể giải quyết nhanh hơn với hậu quả ít nặng nề hơn. Mặc dù biết suy thoái là thời kỳ khó khăn khi mà tỷ lệ thất nghiệp cao; nhưng trong suy thoái, tiền lương hiếm khi giảm, nó chỉ trì trệ tăng hoặc đứng yên. Và tích cực là sau một thời gian, mọi thứ sẽ quay về quỹ đạo, nhà tuyển dụng sẽ tăng lượng nhân công.
Mình cho rằng rủi ro lại nằm ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển nhiều hơn là ở Mỹ.
Như Việt Nam, chúng ta đang đẩy mạnh xuất khẩu với mục tiêu thặng dư cán cân thương mại nên có thể chúng ta sẽ phụ thuộc một phần vào các nước nhập khẩu để duy trì tăng trưởng GDP. Hiểu đơn giản là khi các nền kinh tế tiêu dùng gặp vấn đề thì họ sẽ giảm thiểu nhập khẩu, mà Mỹ lại là khách hàng lớn của Việt Nam.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, Việt Nam cũng đang rất cần các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, nên nếu các thị trường như Mỹ gặp xáo động thì khả năng doanh nghiệp rút vốn khỏi các nước đang phát triển dễ gặp rủi ro hơn là điều có thể xảy ra. Và sau khi họ rút vốn thì có thể chúng ta phải đối mặt với rủi ro tín dụng, cũng như rủi ro thanh khoản – thứ mà chúng ta đã cố gắng tránh sau chuỗi khó khăn của giai đoạn trước 2012.
Các rủi ro rất rõ ràng, tuy nhiên, như mọi khi, mình tin tưởng vào các chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì thực tế đã chứng minh thập kỷ qua chúng ta đều làm rất tốt.
Có vẻ, nhà đầu tư đang hoang mang về thông tin lạm phát Mỹ và câu chuyện của tương lai.
Chúng ta đều thấy tâm lý nhà đầu tư rất dễ hoảng. Nhưng điều mình cũng nhận ra là họ cũng rất nhanh quên, mới một vấn đề thôi nhưng vài hôm đã chẳng còn nhớ, đặc biệt là “dân đầu cơ”. Như việc của FED, đâu phải một sớm một chiều, nhưng cứ gần ngày họp là thị trường lại căng thẳng. Vì vậy, theo mình, giai đoạn này nếu anh chị có cổ phiếu thuộc dạng đầu cơ rủi ro cao thì nên đợi những nhịp “quên” để hạ bớt, còn để tham gia thì anh chị có thể nhắn mình tư vấn.
Trên đây là một bài viết về Lạm phát đình trệ để chia sẻ thêm cái nhìn của cá nhân mình về vấn đề mà nhiều anh chị đang băn khoăn. Rất mong có những ý kiến chia sẻ của anh chị về vấn đề này.
Hơn 90% người Việt Nam không hiểu đầy đủ hoặc không có kiến thức về tài chính cá nhân. Có lẽ khi nhắc đến thì ai cũng ngại tìm hiểu và nghĩ rằng nó chỉ toàn những con số rắc rối.
Nhưng không…
Tài chính cá nhân đơn giản hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều.
Trong phần đầu tiên của chuyên mục ”Tài chính cá nhân”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những thói quen quản lý tiền hiệu quả và những sai lầm, thiếu sót nhằm hướng tới mục tiêu an toàn và Tự do tài chính.
Nhiều người liệt kê những nguyên tắc tài chính gồm: lương tháng, thuế cá nhân, chi tiêu thiết yếu, mua nhà, chứng khoán, v.v. Như vậy không sai, tuy nhiên nó dài dòng. Theo tôi thì
Tài chính cá nhân gồm các bước sau:
Nếu bạn dưới 25 tuổi, có thể bạn sẽ không thực sự thấy được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân.
Nhưng khi qua tuổi 30, khi khác biệt về gia đình, nhu cầu về nhà, xe,… ngày càng lớn thì có lẽ ngay lúc này, những lời khuyên và tư vấn của mình giúp ích rất nhiều.
Quản lý tài chính cá nhân đơn giản là
Hơn thế nữa, Chứng khoán Center sẽ giúp bạn:
Quản lý tài chính cá nhân là một việc rất quan trọng trong quá trình phát triển cuộc sống của bạn, và nếu nhìn rộng hơn là cuộc sống của gia đình bạn.
Cách tiếp cận đơn giản nhất !
Robert Kiyosaki chia tính chất công việc của chúng ta thành 4 nhóm như sau:
Nhóm này dùng thời gian, sức lao động và KASH để kiếm tiền.
KASH là viết tắt của
Khác với nhóm 1,nhóm 2 tự làm cho mình hoặc thuê mướn lao động làm cùng với mình.
Họ đóng vai trò vừa là nhân viên vừa là ông chủ, họ làm việc cho chính mình.
Nếu họ tự làm cho mình 100% thì khi họ nghỉ làm thu nhập sẽ dừng lại.
Người nhóm 3 tạo ra thu nhập bằng cách xây dựng hệ thống kinh doanh và thuê mướn lao động về làm cho mình.
Nhóm này dùng tiên để tạo ra tiền
Họ nghiên cứu sâu và đầu tư chuyên nghiệp để kiếm tiền và làm giàu.
Nhóm nào cũng có vai trò nhất định với xã hội, họ có thể hài hòa cuộc sống và hướng tới tự do tài chính nếu biết cách ”Kiếm tiền, bảo vệ tiền và đâu tư tiền” hiệu quả.
Bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng có rủi ro.
Những gì tôi chưa chắc đã hoàn hảo; ngay cả nếu nó có hoàn hảo đối với trường hợp của tôi đi nữa thì chưa chắc nó đã đúng với các anh chị.
Vì vậy các anh chị không nên coppy y chang những gì tôi làm.
Thay vào đó các anh chị hãy tập trung nhiều hơn vào cách mà tôi phân bổ danh mục đầu tư; những bài học mà tôi chia sẻ cũng như những chiến lược đầu tư mà tôi chọn để từ đó các anh chị tổng hợp ra được một chiến lược riêng của mình với những gia giảm khác nhau.
Hầu hết mọi người đều quan tâm tới chính mình. Thật ra không có lỗi gì ở đây cả. Chúng ta phải lo cho bản thân rồi mới có thể lo cho người khác.
Vậy khi nào chúng ta ít lo lằng cho bản thân mình ?
Đó là khi chúng ta có 2 tỷ… hoặc 20 tỷ trong tài khoản của mình.
Khi đó chúng ta có thể bớt lo lắng về tiền rồi.
Ai cũng vậy.
Trước khi có tiền thì đa số chúng ta đều không có tiền.
Nếu không có tiền, bạn hãy
Người quản trị tài chính cá nhân tốt là người kiết kiệm trước khi sử dụng, tiết kiệm trước khi phân bổ về các quỹ khác.
Tất nhiên, nếu bạn không muốn cắt bất cứ khoản chi tiêu nào của mình, hãy cố gắng kiếm thêm 10-15% bằng cách làm việc chăm chỉ và thông minh hơn.
Kiếm tiền và tiết kiệm là một việc không dễ dàng. Do đó chúng ta phải có những kỷ luật để bảo vệ nó.
Điều này giúp bảo vệ bạn và người thân trước những rủi ro giảm khả năng kiếm tiền của bạn như bệnh tật, tai nạn,…
Nếu bạn có 100 triệu thì dưới đây là số tiền của bạn sau 10 năm
Cách tốt nhất để chống lạm phát là đầu tư sinh lợi với một hệ thống đầu tư hiệu quả ngay hôm nay.
Xem thêm : Tại sao phải đầu tư sớm
Hiện nay có rất nhiều dự án ”scam” như:
Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập)
Số tiền này chiếm phần trăm lớn nhất, nhằm cung cấp chi phí cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu không thể thiếu như ăn uống, tiền nhà, hóa đơn điện nước,… Nếu bạn đang sử dụng hơn 55% thu nhập cho khoản này, bạn cần cân chỉnh để cắt giảm cho phù hợp.
Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập):
Khoản tiền này phục vụ cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn cho cuộc sống như mua nhà, mua xe, cưới sinh, kinh doanh,… Bí quyết là sau khi nhận được thu nhập bạn nên trích tiền ngay vào khoản này, hoặc mở sổ gửi tiết kiệm, nuôi heo đất để tránh trường hợp tiêu vào số tiền này.
Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập):
Nâng cao giá trị bản thân cũng là một cách nâng cao thu nhập của bạn. Do đó, bạn cần trích 10% thu nhập vào khoản này để tham gia các khóa học chứng chỉ, kỹ năng, workshop,…để trau dồi kiến thức chuyên môn cho bản thân, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc.
Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập):
Đây được xem như khoản thưởng cho bản thân bạn sau khi đã nổ lực làm việc và tiết kiệm, đồng thời cũng giúp bạn có tinh thần thoải mái, thêm động lực để cố gắng. Hãy dùng khoản tiền này để mua những thứ bạn đã thích, đi du lịch, chăm sóc bản thân,…
Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập):
Bạn sẽ dùng khoản tiền này để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh,… sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động, giúp bản thân đạt được mục tiêu tự do tài chính. Và quan trọng, bạn không được tiêu khoản tiền này, mà cần để chúng tiếp tục sinh lời, tái đầu tư. Khoản tiền này sẽ giúp bạn đề phòng mất việc hay rủi ro tài chính trong tương lai.
Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập):
Quỹ này sẽ dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè. Tùy thuộc vào mức độ thu-chi mà bạn có thể giảm số tiền ở quỹ này xuống, tuy nhiên hạn chế cắt giảm hoàn toàn khoản này, vì trong cuộc sống luôn cần sự sẻ chia.
Nhà đầu tư cá nhân nên học hỏi theo phương pháp thành công của nhà các đầu tư cá nhân.
© 2022 — GS.Lab by Triệu Vinh. All Rights Reserved.