Mô hình hai đỉnh, Mô hình hai đáy và 3 cách TỐI ƯU vào lệnh
Hai đỉnh có lẽ là dạng mô hình dễ nhận biết nhất trong số các mô hình giá cơ bản và chúng xuất hiện với tần suất khá nhiều trên biểu đồ so với những mô hình còn lại.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là mô hình 2 đỉnh không hiệu quả.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về mô hình 2 đỉnh qua các nội dung sau:
- Mô hình 2 đỉnh là gì ?
- Thành phần cấu tạo nên Mô hình 2 đỉnh
- 3 Cách giao dịch tốt nhất với mô hình 2 đỉnh
Bên cạnh đó còn có một vài lưu ý rất thú vị ở cuối bài viết giúp bạn giao dịch tự tin hơn.
Mô hình 2 đỉnh là gì ?
Mô hình Hai Đỉnh (tiếng Anh là Double Top) là mô hình giá xuất hiện trong 1 xu hướng tăng, báo hiệu đảo chiều xu hướng từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.
- Trong xu hướng tăng, khi giá đi lên gặp vùng kháng cự mạnh mà giá không vượt qua được, giá tạo một nhịp giảm và hình thành nên một đỉnh.
- Sau nhịp giảm, giá quay lại vùng đỉnh lần nữa.
- Tuy nhiên giá tiếp tục không phá được vùng đỉnh và giảm trở lại. Lúc này mô hình Hai Đỉnh được xác lập.
Xem thêm: Tổng hợp mô hình đảo chiều và mô hình tiếp diễn xu hướng
Dưới đây là mô hình Hai Đỉnh mẫu:
Cấu tạo mô hình 2 đỉnh
Mô hình 2 đáy này có đặc điểm không quá phức tạp cho nên khi nhìn vào có lẽ ai cũng có thể dễ dàng nhìn ra được.
- Hình thành nên xu hướng tăng từ trước.
- Xuất hiện của 2 cái đỉnh.
- Hình dạng của đường Neckline
Đỉnh thứ nhất
Đây là mức giá đầu tiên bị từ chối.
Thị trường giảm trở lại hồi về đường neckline và hình thành mức dao động thấp. Đây có thể xem là một sự thoái lui trong một xu hướng tăng.
Đỉnh thứ hai
Thị trường từ chối mức dao động thấp trước đó.
Ở vị trí đáy 2 thông thường sẽ có áp lực bán, nhưng còn quá sớm để nói liệu thị trường có thể tiếp tục giảm sâu hơn hay không.
Phá vỡ đường neckline
Đây được coi là một vùng hỗ trợ
Giá đã phá vỡ trên ngưỡng trợ và nó báo hiệu rằng người bán đang nắm quyền kiểm soát.
Thị trường có khả năng giảm mạnh hơn.
3 cách giao dịch TỐT NHẤT với mô hình hai đỉnh
Cách 1: Bán ngay khi giá phá vỡ đường neckline
- Điểm vào: SELL ngay khi giá phá vỡ hỗ trợ ở đường neckline. Đây chính là điểm SELL đánh số 1 trên hình.
- Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình
Cách 2: Bán khi giá phá vỡ đường neckline và retest
- Điểm vào: Sau khi giá phá vỡ hỗ trợ ở đường neckline, đặt lệnh SELL khi giá quay lại vùng hỗ trợ vừa phá. Đây chính là điểm SELL đánh số 2 trên hình.
- Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình
Cách 1 và cách 2 là cách “chuẩn” khi giao dịch với mô hình Hai Đỉnh – Double Top.
Chúng ta sẽ xem thử cách “không chuẩn” là gì.
Cách 3:Bán ngay khi giá phá vỡ đường trend line tăng đi qua đáy trung tâm
- Điểm vào: SELL ngay khi giá phá vỡ đường trend line tăng đi qua đáy trung tâm. Đây chính là điểm SELL đánh số 3 trên hình.
- Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình
Lưu ý:
- Khi giao dịch theo cách 3 thì mô hình Hai Đỉnh – Double Top CHƯA HÌNH THÀNH.
- Giao dịch theo cách 3 hoàn toàn tương tự như cách giao dịch theo trend line.
Cơ sở của việc tại sao lại có thể giao dịch theo cách 3 là: Khi giá phá vỡ trend line đi qua đáy trung tâm, KHẢ NĂNG CAO thị trường sẽ tiếp tục giảm qua đường neckline và CHÍNH THỨC hình thành mô hình Hai Đỉnh – Double Top.
Khi đó bạn đã có lệnh BÁN sớm hơn rất nhiều, tuy nhiên xác suất thành công sẽ không cao bằng khi MÔ HÌNH HOÀN THÀNH.
Một vài lưu ý cuối cùng
2 đỉnh của mô hình cần bằng nhau hoặc chênh lệch không đáng kể thì tỉ lệ chính xác sẽ cao hơn.
Khối lượng giao dịch (volume) có xu hướng giảm trong giai đoạn hình thành mô hình và tăng lên khi giá Break đường Neckline.
Các các mô hình giá có thể mang tính chủ quan. Điều này có thể hiểu là không phải nhà giao dịch nào cũng nhận biết được mô hình..
Trader và Investor – Lựa chọn của bạn là ai ?
Chào bạn,
Bạn ở đây vì chúng ta sẽ thảo luận với nhau những điều bạn thật sự quan tâm, bởi tôi thấy bạn gõ trên Google những câu hỏi giống như là:
- Trader là gì? Nhà giao dịch là gì?
- Investor là gì? Nhà đầu tư là gì?
- Điểm khác nhau giữa Trader và Investor?
- Có những kiểu “chơi” chứng khoán nào?
- Chơi chứng khoán theo phong cách nhà đầu tư hay nhà giao dịch?
- Nên trở thành nhà đầu tư chứng khoán hay nhà giao dịch chứng khoán?
- Nhà đầu tư chứng khoán có giàu nhanh hơn nhà giao dịch chứng khoán?
TRADER VÀ INVESTOR – BẠN LÀ CHỦ TRANG TRẠI BÒ THỊT HAY BÒ SỮA?
Để hiểu đúng bản chất, GS.Lab sẽ mang một ví dụ từ trong cuốn sách Cha giàu, cha nghèo của Robert T.Kiyosaki để bạn dễ hình dung nhé.
Câu chuyện về trang trại bò thịt
“Trên đảo lớn của Hawaii, nơi tôi lớn lên, có một trại bò tên Trại Parker. Khi tôi còn học trung học, Trại Parker là trị chăn nuôi tư nhân lớn nhất của Mỹ. Năm tôi 16 tuổi, người cha giàu dẫn tôi và con trai ông đến thăm trang trại này.
Trang trại là một nơi xinh đẹp.
Khác hẳn những đám đông điên cuồng ở bãi biển Waikiki, trang trại được bao quanh bởi những ngọn núi cao, những ngọn đồi xanh thẳm và những khu đất rộng vươn đến tận vùng nước xanh ngoạn mục của Thái Bình Dương, nơi sinh sống của những chú cá marlin lớn nhất thế giới. Hôm nay, thị trấn Kamuela nhỏ bó ở trung tâm trang trại chính là nơi tôi mơ ước được trải qua những ngày cuối cuộc đời mình.
Trong chuyến viếng thăm đó, chúng tôi tình cờ gặp các chàng cao bồi đang dồn bò từ đồng cỏ chăn nuôi về lò mổ. Dù người cha giàu dẫn chúng tôi đi chỗ khác trước khi chúng tôi nhìn thấy những con bò bị mổ thịt nhưng chúng tôi vẫn biết điều gì đó sẽ xảy ra và những con vật đáng thương kia cũng vậy. Đó là điều mà tôi không thể quên được.”
Câu chuyện về trang trại bò sữa
“Vài tháng sau, người cha giàu dẫn chúng tôi đi thăm một nông trại bò sữa. Ngay từ sáng sớm, chúng tôi đã thấy người nông dân lùa bò vào chuồng để vắt sữa. Những con vật này có thái độ hoàn toàn khác hẳn.”
Bài học tài chính của người cha giàu
“Bài học tài chính mà người cha giàu muốn chúng tôi phải học là dù người chủ bò thịt và người chủ trại bò sữa đều xem những con bò của họ là các tài sản, nhưng họ đối xử với tài sản của mình theo các cách khác nhau và họ hoạt động theo những mô hình kinh doanh khác nhau.
Chuyến viếng thăm hai trang trị này của người cha giàu nhằm mục đích nhấn mạnh sự khác biệt rất quan trọng giữa:
Lãi vốn & Dòng tiền
Nói một cách đơn giản:
- Người chủ trại bò thịt có thể được so sánh với một đầu tư kiếm lời.
- Còn người chủ trại bò sữa thì giống một nhà đầu tư, đầu tư cho dòng tiền
Một trong những lý do khiến nhiều người thua lỗ nhiều tiền khi đầu tư, lý do khiến họ nghĩ rằng đầu tư là mạo hiểm, chính là vì họ đã đầu tư như những người chủ trại bò thịt. Họ đầu tư để giết thịt chứ không phải để vắt sữa.”
Tóm lại là…
🐄Chủ trại bò thịt:
Hưởng lợi nhuận từ chênh lệch chi phí đầu vào và doanh thu bán hàng của trại bò.
Họ nhận được lợi ích từ sau mỗi “phi vụ” nuôi bò và thịt.
Bởi vậy, để có lợi, họ phải căn ke thật kỹ về chi phí mua và nuôi bò với doanh thu bán bò. Nếu chi phí mua và nuôi bò vượt qua doanh thu bán bò, họ sẽ bị lỗ vốn.
🐄Chủ trại bò sữa:
Hưởng lợi nhuận từ việc vắt sữa bò hằng ngày trong nhiều năm.
Với lợi ích hưởng lợi nhuận lâu dài hằng năm thì việc giá mua không phải điều gì quá quan trọng khi họ đầu tư nuôi bò sữa, thứ họ quan tâm hơn cả là tỷ suất sinh lời hàng năm của đàn bò và thời gian thu hồi vốn.
Chắc hẳn bạn đã chọn được kiểu nuôi bò của riêng mình.
Mình hi vọng không thanh niên nào chọn mình là con bò nhé!
Nếu vậy, bài viết này không danh cho bạn đâu ~~
Trader, nhà giao dịch là gì ?
Theo Wikipedia,
Nhà giao dịch (Trader) là một cá nhân, công ty hoặc tổ chức trong lĩnh vực tài chính mua và bán các công cụ tài chính như ngoại hối, tiền điện tử, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa , phái sinh và chứng chỉ quỹ với tư cách là đại lý hưởng chênh lệch giá hoặc nhà đầu cơ.
Hiểu đơn giản như sau:
Nhà giao dịch (Trader) là những người nuôi bò thịt, họ thực hiện giao dịch với tần suất thường xuyên:
- Mua bán cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền điện tử, ngoại hối, chứng chỉ quỹ…
- Hưởng lợi giữa chênh lênh giá.
Nhà giao dịch (Trader), họ quan tâm tới lãi vốn (chênh lênh của giá vốn và giá bán).
Investor, nhà đầu tư là gì ?
Theo Wikipedia,
Nhà đầu tư (Investor) là người phân bổ vốn với kỳ vọng thu được lợi nhuận tài chính trong tương lai (lợi nhuận) hoặc để đạt được lợi thế (lãi suất). Thông qua nguồn vốn được phân bổ này, hầu hết thời gian nhà đầu tư mua một số loại tài sản. Các loại đầu tư bao gồm vốn chủ sở hữu, nợ, chứng khoán, bất động sản, cơ sở hạ tầng, tiền tệ, hàng hóa, mã thông báo, các công cụ phái sinh như quyền chọn bán, hợp đồng tương lai , chuyển tiếp, v.v …
Giải thích đơn giản như sau:
Nhà đầu tư (Investor) là:
- Người nắm giữ tài sản
- Hưởng lợi ích từ sự tăng trưởng của tài sản đó.
Nhà đầu tư (Investor), họ quan tâm đến dòng lưu kim (dòng tiền về hàng kỳ).
Như vậy thì:
Nếu ta lấy tư duy của một người trader để thực hiện công việc của một investor hoặc ngược lại…
…thì “Em đi xa quá, em đi xa anh quá…“
Trader và investor – đâu là lựa chọn dành cho bạn ?
Để trả lời câu hỏi này, ngoài hiểu rõ bản chất của Trader và Investor là gì ?
Bạn còn phải hiểu ưu thế cạch tranh của từng hình thức “làm giàu” này và khẩu vị “làm giàu” của bạn.
Bảng so sánh dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng về sự khác nhau của Trader và Investor nhé!
Cả Trader và Investor đều có những ưu thế riêng của mình. Tuy nhiên là nhà giao dịch hay nhà đầu tư thì chúng ta cũng cần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ từ mới có được thành công.
Hiện nay, GS.Lab vẫn đang tiếp tục trau dồi bản thân từ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để trở thành một Investor.
Tổng kết
Hi vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn có thêm một hành trang nữa trong hành trình trở thành một nhà đầu tư chứng khoán tài ba.
Cùng với sự hiểu biết về Trader và Investor, bạn cũng sẽ có cho mình những suy nghĩ tích cực hơn khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
Những đợt sóng xanh đỏ của thị trường sẽ không còn khiến bạn mất ăn mất ngủ nữa mà giúp bạn nhận biết được cơ hội làm giàu thông qua việc tận dụng sự biến động của thị trường.
Câu hỏi dành cho bạn là:
Bạn chọn trở thành một Trader hay một Investor?
Chúc bạn tìm ra được hướng đi phù hợp với bản thân mình.
GS.Lab vẫn luôn đồng hành cùng bạn
Have a nice day!
Đọc hiểu mẫu hình đảo chiều Vai đầu vai dễ hiểu nhất
Mô hình vai đầu vai (hay còn gọi là mô hình Head And Shoulders) là một mô hình giá báo hiệu sự đảo chiều trong tương lai được biết đến nhiều nhất và đáng tin cậy nhất trong tất cả các mô hình đảo chiều.
Dựa vào mô hình này nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán dễ dàng hơn.
Phân loại mô hình vai đầu vai
Về cơ bản, mô hình vai đầu vai có 2 loại chính:
- Mô hình vai đầu vai thuận
- Mô hình vai đầu vai ngược
Mô hình vai đầu vai thuận
Mô hình vai đầu vai thuận là một mô hình đảo chiều xu hướng hình thành sau một xu hướng tăng và sự hoàn thành của mô hình đánh dấu một sự đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm.
Mô hình này chứa ba đỉnh liên tiếp với đỉnh giữa (đầu) là cao nhất và hai đỉnh ngoài (vai) thấp, cao bằng nhau hoặc gần bằng nhau.
Các mức phản ứng thấp của mỗi đỉnh có thể được kết nối để tạo thành hỗ trợ hoặc đường viền cổ (Neckline). Đường Neckline có thể là đường nằm ngang, dốc lên hay dốc xuống đều được.
Mô hình vai đầu vai ngược
Tương tự mô hình vai đầu vai thuận, đúng với tên gọi của nó, vai đầu vai ngược là một mô hình đảo chiều xu hướng hình thành sau một xu hướng giảm và sự hoàn thành của mô hình đánh dấu một sự đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng.
Mô hình này chứa ba đáy liên tiếp với đỉnh giữa (đầu) là cao nhất và hai đáy ngoài (vai) thấp, cao bằng nhau hoặc gần bằng nhau. Các mức phản ứng thấp của mỗi đáy có thể được kết nối để tạo thành hỗ trợ hoặc đường viền cổ (Neckline). Đường Neckline có thể là đường nằm ngang, dốc lên hay dốc xuống đều được.
Mô hình Vai đầu vai hình thành như thế nào ?
Thành phần cấu tạo nên Mô hình vai đầu vai
Mô hình vai đầu vai được cấu tạo từ 3 đỉnh kế tiếp nhau, bao gồm 6 thành phần chính:
- Vai trái: Đỉnh cao nhất của trend tăng hiện tại.
- Rãnh trái: Là đáy ở giữa đỉnh vai trái và đỉnh đầu
- Đầu: Là đỉnh mới tạo thành của trend tăng (tức cao hơn vai trái) và sẽ là đỉnh cao nhất trong 3 đỉnh của mô hình.
- Rãnh phải: Phải thấp hơn đỉnh vai trái.
- Vai phải: Là một đỉnh mà nó không được vượt quá đầu và cũng không được thấp quá rãnh vai trái, nhớ là rãnh vai trái chứ không phải vai trái nhé.
- Đường viền cổ (Neckline): Là đường nối liền hai rãnh vai phải và trái. Mô hình HS chỉ được xác nhận khi giá phá vỡ xuống dưới đường này.
9 bước hình thành mô hình
Đây là những thành phần cơ bản của mẫu hình Vai Đầu vai ở đỉnh.
- Có một xu hướng tăng phía trước
- Vai trái hình thành (điểm A) và xu hướng giảm tới mức hỗ trợ E
- Tiếp tục nhịp tăng từ E tới B nhưng khối lượng thấp hơn
- Giá sau đó giảm từ đỉnh B tới mức F gần với giá tại điểm E
- Nhịp tăng thứ 3 từ F lên điểm C với khối lượng thấp đáng chú ý à tạo đỉnh C thấp hơn đỉnh B.
- Nối đường viền cổ từ điểm E tới điểm G thành đường neckline
- Giá từ điểm C phá thủng đường neckline tại điểm G. Thời điểm này báo hiệu hoạt động phân phối hoàn tất và bắt đầu thay đổi xu hướng.
- Giá giảm tới điểm D và có thể test lại điểm H để cho lệnh bán tối ưu.
- Mục tiêu giá lý thuyết có độ dài bằng khoảng cách từ điểm B tới điểm F
Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), mô hình giá Head and Shoulders được xem là mô hình giá tốt nhất trong giai đoạn thị trường tăng, với mức giá giảm trung bình tối đa là 22%.
3 lưu ý khi giao dịch với mô hình vai đầu vai
Bất kỳ một giao dịch tài chính nào, để an toàn yêu cầu nhà đầu tư cần phải cẩn trọng. Dưới đây là một số lưu ý trong giao dịch với mô hình vai đầu vai:
- Trước khi thực hiện một giao dịch, điều quan trọng là nhà đầu tư phải để mô hình vai đầu vai hoàn thiện. Tuyệt đối không được thiếu kiên nhẫn mà vào lệnh trước mà nhận lấy trái đắng.
- Nên thiết lập cắt lỗ và chốt lời cho các lệnh của mình để giảm thiểu những rủi ro khi giá đi ngược lại xu hướng.
- Kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu đảo chiều trước khi giao dịch.
3 điều PHẢI BIẾT khi trước dùng MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ
Một trong những nguyên tắc của phân tích kỹ thuật là cổ phiếu và giá trong tương lai sẽ di chuyển theo các xu hướng.
Theo đó, các mẫu hình biểu đồ nhất định thường xuất hiện.
4 yếu tố hình thành mẫu hình biểu đồ
Tất cả các mẫu hình biểu đồ được tạo ra từ 4 yếu tố sau:
Xu hướng hiện tại
Bất kỳ mẫu hình nào đều cần xu hướng trước đó.
Điều này giúp chúng ta xác định được nên dùng loại mô hình biểu đồ nào:
- Mô hình tiếp diễn xu hướng
- Hoặc mô hình đảo chiều xu hướng
Vùng củng cố – Consolidation Zone
Đây là vùng được xác định bởi hỗ trợ và kháng cự.
Đây là nơi mô hình được củng cố và phát triển.
Vùng tích lũy càng dài thì mẫu hình càng tin cậy.
Điểm break-out
Đây là nơi giá thoát khỏi cũng củng cố để để đi xuống hoặc phi lên.
Điểm break out tốt cần có sự hỗ trợ của khối lượng.
Xu hướng mới
Khi giá hoàn thành mô hình biểu đồ, xu hướng mới sẽ suất hiện – hoặc tiếp diễn xu hướng trước đó.
Bạn có thể hiểu thời gian hình thành mẫu hình chính là khoảng thời gian cổ phiếu NGHỈ NGƠI.
Mẫu hình đảo chiều và tiếp diễn xu hướng
8 Mẫu hình đảo chiều bao gồm:
- Vai đầu vai.
- Hai đỉnh, hai đáy
- Đỉnh, đáy cao trào
- Mẫu hình Adam – Eve khởi đầu con sóng tăng dài hạn
- Mẫu hình cốc tay cầm
- Cái nêm
- Cấu trúc mở rộng
- Cấu trúc kim cương
10 mẫu hình tiếp diễn bao gồm:
- Tam giác đối xứng
- Tam giác dốc lên
- Tam giác dốc xuống
- Lá cờ Flag
- Cờ đuôi nheo
- Cái nêm
- Hộp chữ nhật – kênh giá
- Khoảng trống giá – gap
- Nền giá phẳng
- Đường cong Parabol
Lưu ý khi sử dụng mẫu hình biểu đồ
Khối lượng
Khối lượng giúp bạn phân biệt mô hình thật và mô hình giả.
Nếu khối lượng không đáp ứng thì chưa chắc mẫu hình đã hoàn thiện.
Tuy nhiên, thông thường khối lượng break-out chỉ nên cao khoảng 3 lần so với khối lượng trung bình.
Khung thời gian
Một vài mô hình có thể hình thành nhanh như Cái nêm, tam giác,… nhưng có những mẫu hình như Vai đầu vai, Cốc tay cầm… cần thời gian dài hơn.
Nhìn chung, vùng mẫu hình càng lớn, biến động giá càng mạnh thì thời gian hoàn thành thường lâu hơn – và sau đó giá cũng mạnh hơn.
- Các mẫu hình ở đỉnh thường xảy ra ngắn hơn và biến động mạnh hơn so với ở đáy.
- Các mẫu hình ở đấy thường tốn nhiều thời gian hơn.
- Xu hướng tăng thường lâu hơn 3 lần so với xu hướng giảm, nên cũng một mô hình tiếp diễn xu hướng trong xu hướng tăng sẽ hình thành lâu hơn.
Dan Zanger từ 11 nghìn đô lên 42 triệu đô trong 23 tháng
Dan Zanger đã thực hiện rất nhiều giao dịch thử nghiệm để có được phương pháp đầu tư thành công của mình.
Ông dành hơn 10 năm và 20 đến 30 giờ mỗi tuần để ôn luyện.
Theo thời gian, ông đã học được cách mua cồ phiếu vào những thời điểm chính xác, không dựa vào cảm xúc.
Dan Zanger là ai ?
Dan Zanger lớn lên ở ngoại ô Los Angeles. Ông biết đến chứng khoán vào năm 1976 năm 26 tuổi.
Ông giao dịch nghiêm tức vào năm 1989 và dành 10 năm sau đó để học hỏi, trau đồi kỹ năng.
Hai người thầy lớn nhất của ông là Gene Morgan và William O’neil.
- Năm 1991, Dan Zanger đã kiếm được rất nhiều tiền nhưng sự tự tin đến nối ”không hề biết điều chỉnh là gì” đã khiến ông đánh mất tất cả.
- Năm 1998 đến 1999, Dan đã biến 11.000 đô la thành 18 triệu đô la.
- Từ 1999 đến 2000, số lãi của ông tăng lên 42 triệu USD.
Công thức thành công của ông đơn giản là:
Thành công = Chuẩn bị + Cơ hội
Chiến lược giao dịch của Dan Zanger
Phong cách đầu tư của Dan Zanger là sự kết hợp của:
- Xác định cổ phiếu dẫn sóng
- Mẫu hình tin cậy
Những điều sau đây mô tả về các yếu tố chính trong chiến lược giao dịch của ông:
Tìm cổ phiếu dẫn đầu theo lĩnh vực
Việc tìm ra ngành nghề tốt nhất thuộc về phân tích cơ bản:
Ngành nào có triển vọng tốt nhất
Công nghệ mới nào sắp thay đổi cuộc sống
Công ty nào sẵn sàng, nhanh nhạy nhất để đón đầu thiên thời..
Trong thời kỳ bùng nổ Internet, Dan Zanger tham gia vào nhiều cổ phiếu mới IPO chỉ có lịch sử giá dưới 1 năm.
Phân tích mẫu hình biểu đồ để lọc cổ phiếu
Dan Zanger xem xét cổ phiếu hằng ngày và cảm nhận về tính cách, hành động giá của chúng.
- Ông sử dụng đơn thuần điều đồ ngày, không sử dụng intraday.
- Đánh dấu vào những điều cần tập trung trên đồ thị khi thị trường đóng cửa.
Ông cũng không sử dụng bất kỳ chỉ báo nào.
- Dan Zanger xem xét các thanh giá mạnh và và mổ xẻ chúng.
- Sau đó thêm vào các thanh khối lượng để tìm áp lực lên giá.
5 mẫu hình vượt trội
1. Đường xu hướng dốc xuống
Mô hình tăng giá tốt nhất hình thành khi:
Cổ phiếu tăng trưởng cao điều chỉnh khoảng 20% sau khi phá vỡ đường xu hướng này thường tạo ra mô hình tăng giá tốt nhất
2. Lá cờ chữ nhật
- Lá cờ chữ nhật tạo bởi các đỉnh thấp hơn và các đáy thấp hơn.
- Khi kháng cự bị phá vỡ, cổ phiếu thường tăng mạnh với khối lượng lớn.
3. Tam giác dốc lên
- Đây là một mô hình tiếp diễn mạnh mẽ
- Đáng tin cậy nhất trong xu hướng tăng.
- Phần trên tam giác đi ngang, đáy nâng dần thì break thường mạnh mẽ.
4. Tam giác đối xứng
Mỗi đỉnh và đáy mới trở nên nông hơn so với đáy và đỉnh gần nhất.
- Khối lượng thấp khi hình thành mẫu hình
- Cổ phiếu thường bùng nổ thoát khỏi mẫu hình với khối lượng lớn.
5. Nền giá nằm ngang hoặc dốc xuống
Nhiều cổ phiếu thường break cản trên sau đó đi ngang tích lũy và tiếp tục bùng nổ.
Sau khi thị trường tăng giá mạnh trong một thời gian dài, cổ phiếu của bạn rất dễ bị đảo chiều.
Vì thế, phải học cách tìm kiếm các đường xu hướng cao hơn và học cả mẫu hình giá đảo chiều để giúp bạn thoát đúng lúc.
Kiểm soát rủi ro và thời điểm bán
Cho tới nay, bán là việc khó nhất trên thị trường chứng khoán.
- Bán có thể bán sớm và để lỡ 20-30% lợi nhuận
- Hoặc bán có thể bán trễ để lỗ 10-20%
Tâm lý chính là phần cốt lõi của vấn đề này.
3 quy tắc xác định điểm bán của Dan Zanger là:
- Hãy nhanh chóng bán cổ phiếu (cắt lỗ) ngay khi nó quay trở lại bên trong đường xu hướng hay điểm phá vỡ.
- Chốt 20%-30% vị thế khi cổ phiếu tăng giá 15%-20% từ điểm phá vỡ
- Khi một cổ phiếu có tín hiệu mua, đừng vội mua ngay lập tức. Đầu tiên, bạn phải quan sát hành động giá và kết hợp với khối lượng của ngày hôm đó.
Đừng bao giờ dùng margin cho đến khi bạn thông thạo về thị trường chứng khoán và cách kiểm soát cảm xúc. Margin có thể xóa sạch toàn bộ tài khoản của bạn.
Tâm lý bạn cũng nhanh chóng bị ảnh hưởng bởi áp lực margin.
Mô hình Quasimodo là gì? Mô hình này đánh lừa NĐT như thế nào ?
Quasimodo Pattern là 1 mẫu hình Phân tích Kỹ thuật, theo trường phái Hành vi Giá.
Đây có thể là 1 mẫu hình Bearish (Giá giảm) hoặc Bullish (Giá tăng) tuỳ vào xu hướng của giá trước khi thành lập mẫu hình.
Mô hình Quasimodo là gì ?
Mô hình Quasimodo có hình dạng tương tự mô hình vai đầu vai, nhưng tại lần chạm swing low dẫn tới phần đầu thì giá phá vỡ luôn swing low này mà không giữ lại được.
Đây là mô hình biến dị của vai đầu vai, do nó có dạng hình thằng gù nhà thờ Đức Bà Quasimodo.
Mô hình Quasimodo là mô hình giảm giá, là dấu hiệu giá đã kết thúc x hướng tăng và chuẩn bị đảo chiều sang giảm.
Mô hình Quasimodo mang tính giảm giá cao hơn vai đầu vai rất nhiều, vì ở vai đầu vai khi giá giảm xuống từ vùng đỉnh đầu thì vẫn giữ được vùng hỗ trợ, chưa phá vỡ swing low trước đó; còn với Mô hình Quasimodo thì giá đã phá vỡ vùng này, xác nhận phá vỡ cấu trúc tăng rồi.
Nói cách khác, trước khi Mô hình Quasimodo hoàn tất thì cấu trúc tăng giá đã bị phá vỡ do ta đã có 1 đáy thấp hơn (lower low). Ngược lại ta cũng có Mô hình Quasimodo tăng giá, có dạng hình giống vai đầu vai ngược, nhưng khi giá tăng lên từ vùng đầu chính giữa thì phá vỡ luôn swing high trước đó, phá vỡ luôn cấu trúc giảm giá.
Cách giao dịch Mô hình Quasimodo
Để xác định 1 mẫu hình Quasimodo thì chúng ta xác định các bước sau:
- Quá trong xu hướng giảm tạo đáy Low – L
- Giá giật ngược lại sóng hồi tại đỉnh H
- Sau đó giá bị đánh ngược trở lại, phá vỡ Đáy L và tạo thành Đáy LL
- Sau khi tạo LL thì lại giật ngược phá đỉnh H
- Chúng ta sẽ Chờ mua lại mức giá L và cắt lỗ khi thủng mức LL.
Sự khác biệt giữa Quasimodo và mô hình Vai Đầu Vai
Có hai điểm khác biệt chính giữa giao dịch theo Quasimodo và giao dịch Đầu và Vai là:
- Độ sâu của đấy thứ 2
- Điểm vào lệnh khác nhau
Về cơ bản, Quasimodo là một mô hình nâng cao của Đầu và Vai.
Với mô hình Quasimodo, bạn sẽ vào lệnh tại điểm HH – tạm coi là ”Vai Phải”
Còn Với mô hình vai đầu vai, bạn cần vào lệnh tại điểm neckline.
Tổng kết
Tóm lại, giao dịch theo mô hình Quasimodo là một kỹ thuật mới được sử dụng để bắt các sự đảo ngược xu hướng.
Đừng ngại thử nó chỉ vì nó là một mẫu biểu đồ mới.
Khi tất cả các yếu tố của mô hình đảo chiều này kết hợp với nhau, bạn sẽ có được sự thành công.
10 mô hình giá BẮT BUỘC PHẢI BIẾT trong Phân tích kỹ thuật
So với việc học các chỉ báo thì việc học các mô hình lại đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, bởi vì mọi người thường có xu hướng ghi nhớ hình khối rất tốt.
Tuy nhiên có biết bao mô hình giá khác nhau, nên việc quan trọng là phải tìm được những mô hình giá nào phổ biến, hay xuất hiện, đem đến tín hiệu dự báo cao để nghiên cứu thật kỹ.
Mô hình giá là gì ?
Các nhà phân tích kỹ thuật thấy rằng, thị trường có xu hướng lặp lại lịch sử, và điều này thể hiện thông qua các mức giá của tài sản ở một khoảng thời gian xác định.
Bằng cách quan sát xu hướng giá, mức giá, khối lượng giao dịch,…của một tài sản, các nhà phân tích xây dựng các biểu đồ giá, hay còn gọi là các mẫu mô hình giá, để dự đoán xu hướng giá của tài sản trong tương lai.
Các loại mô hình giá trong phân tích kỹ thuật
Các mô hình giá điển hình được chia làm ba loại: mô hình giá đảo chiều, mô hình giá tiếp diễn và mô hình giá lưỡng tính (không rõ xu hướng).
Mô hình giá đảo chiều báo hiệu sự thay đổi xu hướng giá tài sản (ví dụ từ xu hướng tăng qua xu hướng giảm), mô hình giá tiếp diễn báo hiệu sự tiếp tục xu hướng hiện hữu. Trong mô hình giá lưỡng tính, giá có thể đi theo cả hai kịch bản tăng hoặc giảm.
Một số mô hình giá đảo chiều bao gồm:
- Mô hình hai đỉnh
- Mô hình hay đáy
- Mô hình đầu vai
Một số mô hình giá tiếp diễn bao gồm:
- Mô hình cờ/ cờ lệnh
- Mô hình nêm
- Mô hình tam giác
- Mô hình cốc và tay cầm
Một số mô hình giá lưỡng tính bao gồm:
- Mô hình tam giác tăng.
- Mô hình tam giác giảm.
- Mô hình tam giác cân.
3 mô hình giá đảo chiều cơ bản
Mô hình đầu vai (Head & Shoulders)
Mô hình đầu vai là kiểu mô hình có một đỉnh cao nhất (đầu) và hai đỉnh thấp hơn ở hai bên (hai vai). Trader quan sát vào đầu và vai trong mô hình để dự đoán đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.
- Khi xu hướng tăng, mức giá sẽ lập đỉnh (vai trái), sau đó giảm và lập đỉnh cao hơn (đầu), sau đó lại giảm và lập đỉnh thấp hơn (vai phải).
- Khi mức giá phá vỡ đường cổ (đường neckline), lúc này mô hình hoàn thiện.
Thông thường, trader sẽ lập lệnh bán khi giá phá vỡ đường neckline.
Bạn cũng nên chú ý rằng không phải lúc nào các vai cũng bằng nhau, hay đường neckline luôn phải là đường thẳng.
Mô hình hai đỉnh (Double Tops)
Mô hình hai đỉnh cũng là một mô hình thường dùng để nhận ra xu hướng giảm. Thông thường, mức giá sẽ lập đỉnh, sau đó giảm xuống ngưỡng hỗ trợ và lại lập đỉnh mới lần nữa nhưng không vượt qua ngưỡng kháng cự và giảm dần đến khi phá vỡ đường neckline.
Trader dùng mô hình hai đỉnh để nhận ra sự đảo chiều và lập lệnh bán khi giá phá vỡ đường neckline.
Mô hình hai đáy (Double Bottoms)
Ngược lại với mô hình hai đỉnh, ta có thêm mô hình hai đáy.
Đây là mô hình báo hiệu sự đảo chiều, chuyển từ xu hướng giảm sang tăng.
Trader thường áp dụng mô hình hai đáy trong thị trường có xu hướng giảm, và độ chênh lệch 2 đáy không quá lớn.
Tương tự mô hình hai đỉnh, trader chỉ giao dịch khi giá phá vỡ đường neckline.
4 mô hình giá tiếp diễn
Mô hình đáy tròn (Rounding Bottom)
Mô hình đáy tròn có thể báo hiệu cho sự tiếp diễn về giá hoặc là một tín hiệu đảo chiều giá.
Lúc này, biểu đồ tạo hình dạng chữ U.
Thông thường, trader sẽ giao dịch mua khi mức giá ở giữa đáy, và bán ra một khi mức giá vượt ngưỡng kháng cự.
Mô hình cốc và tay cầm (Cup & Handle)
Mô hình cốc và tay cầm là mô hình xác định xu hướng tăng giá tiếp diễn.
Phần cốc có hình chữ U, tương tự mô hình đáy tròn và phần tay cầm có hình nêm. Sau khi hình thành phần đáy, mức giá sẽ giảm tạm thời (nằm trong 2 đường thẳng song song trên biểu đồ) để tạo phần tay cầm. Sau cùng, mức giá sẽ đảo chiều và tiếp tục xu hướng tăng giá.
Giống như mô hình đáy tròn, trader thường tham gia giao dịch mua vào lúc giá ở giữa đáy cốc. Khi mức giá hình thành xong tay cầm, trader có thể lập lệnh mua hoặc bán tùy vào vị thế mà họ muốn tham gia.
Mô hình nêm (Wedges)
Mô hình nêm cũng là một mô hình báo hiệu tiếp diễn xu hướng hoặc đôi khi đảo chiều. Mô hình nêm hình thành khi giao động giá thu hẹp dần, tạo điểm hội tụ.
Có hai loại bao gồm mô hình nêm tăng và nêm giảm. Loại mô hình này có thể xuất hiện ở hai xu hướng giá tăng và giảm, tuy nhiên khi xuất hiện mô hình này, giá sẽ phá vỡ hướng ngược với mô hình nêm.
Ví dụ, nếu mô hình nêm giảm, giá sẽ phá vỡ mô hình nêm giảm theo chiều tăng và ngược lại.
Hình minh họa: xu hướng giảm, mô hình nêm giảm, giá phá vỡ theo hướng tăng.
Mô hình cờ (Flag – Pennants)
Mô hình cờ hình thành khi giá trị tài sản chuyển động đi lên, và tiến đến hợp nhất.
Thông thường, ở giai đoạn đầu của xu hướng sẽ biến động mạnh, sau đó sẽ là một chuỗi biến động lên xuống với cường độ nhỏ dần.
Các trader thường kết hợp mô hình cờ cùng các chỉ báo kỹ thuật, ví dụ như Parabol SAR, mô hình nến,…để xác định tín hiệu mua -bán.
3 mô hình giá lưỡng tính
Mô hình tam giác tăng (Ascending triangles)
Mô hình tam giác tăng là mô hình chỉ báo xu hướng tăng tiếp diễn hoặc đảo chiều.
Mô hình cờ xuất hiện trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm, và là tín hiệu tiếp diễn xu hướng hoặc tín hiệu đảo chiều. Ở hình bên dưới là một xu hướng tiếp diễn tăng.
Bạn cũng nên chú ý là mô hình cờ trông rất giống mô hình nêm, nhưng mô hình nêm hẹp hơn mô hình cơ. Thêm vào đó, mô hình nêm sẽ hướng lên hoặc hướng xuống, còn mô hình cờ thì luôn theo trục ngang.
Mô hình tam giác giảm (descending triangles)
Ngược lại với mô hình tam giác tăng, ta có mô hình tam giác giảm thể hiện xu hướng giảm hoặc tiếp diễn đi xuống. Thường thì trader sẽ vào vị thế bán khống trong mô hình tam giác giảm, nhất là đối với các sản phẩm CFD, để thu lợi khi thị trường đi xuống.
Trong mô hình tam giác giảm, mức giá sẽ càng ngày càng đi xuống và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ. Bạn có thể dễ dàng nhận biết mô hình này bằng đường hỗ trợ nằm ngang và đường kháng cự dốc xuống. Cuối cùng, xu hướng sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục giảm dần.
Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)
Mô hình này là kiểu mô hình giá tích lũy, nghĩa là biến động giá ngày càng thu hẹp dần đến khi phá vỡ. Đây là một trong các mô hình giá thường gặp nhưng dễ nhầm lẫn, do đó bạn cần nắm là 1 tam giác cân đúng phải có các góc nghiêng bằng nhau, độ dài cạnh đều nhanh, mỗi cạnh phải có ít nhất 2 điểm tiếp xúc, và khối lượng giao dịch giảm dần.
Mô hình tam giác cân xuất hiện trong cả thị trường tăng và giảm, và thông thường sẽ tiếp diễn xu hướng hiện có. Tuy nhiên, đối với thị trường không có xu hướng rõ rệt,mô hình này có thể là dấu hiệu phá vỡ mức giá và xảy ra xu hướng theo bất kì chiều nào (mô hình hai chiều). Đối với các mô hình tam giác, trader thường sẽ cần dùng thêm các chỉ báo kỹ thuật (ví dụ Stochastic, RSI, MACD,…) để có thêm thông tin.
Mô hình sóng Elliott
Mô hình sóng Elliott là một trong những mô hình giá phổ biến, dựa vào lý thuyết là tâm lý đám đông trên thị trường khi giao dịch một tài sản sẽ có các pha đẩy giá (lập xu hướng), pha điều chỉnh (hồi xu hướng), và tạo nên các dải sóng.
Ở dạng cơ bản, một dải sóng Elliott gồm 8 sóng: 5 sóng đẩy cấp thấp và 3 sóng điều chỉnh cấp thấp, tạo nên một chu kì sóng (5 + 3). Các chu kì sóng sẽ tạo ra các chu kì khác nhau (ví dụ: điều chỉnh zigzag, mặt phẳng, đường chéo,…).
Để sử dụng mô hình sóng Elliott, trader cần học các quy tắc đếm sóng, từ đó xác định được xu hướng giá trong tương lai.
Chủ đề về Sóng Elliott và Fibonacci là một chủ đề chuyên sâu mình sẽ trình bày trong một bài viết khác.
Tổng kết
Tóm lại, các mô hình giá cung cấp cho trader nhiều thông tin về xu hướng trong tương lai của một tài sản và dự báo về các mức giá quan trọng hình thành trong tương lai.
Thông qua các mô hình giá phổ biến, bạn có thể nhận ra một tài sản có xu hướng tiếp diễn giá, hoặc đảo chiều và tìm được các điểm để đặt vị thế dễ dàng và chính xác hơn.
Tổ chức và đội lái trên thị trường chứng khoán – BẠN PHẢI XEM
Hầu hết các cổ phiếu tăng đều có tổ chức đứng sau hưởng lợi và điều tiết chi phối.
Cổ phiếu chỉ tăng và tăng bền vững khi có người đứng sau đẩy giá cao, giữ nền hỗ trợ hoặc phục vụ một mục đích nào đó như tăng vốn, phát hành thêm, thoái vốn nhà nước,…
Vậy họ là ai ?
Tổ chức được chia ra làm hai dạng:
Doanh nghiệp đứng ra làm giá cổ phiếu
Ban lãnh đạo công ty kết hợp với một vài đội lái thông thường hay công ty chứng khoán để làm giá cổ phiếu của công ty.
- Cái này thì thấy rõ ở vụ chủ tịch Đỗ Thành Nhân cùng Đỗ Đức Nam, tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt.
- Trịnh Thị Thúy Linh, giám đốc hành chính Công ty cổ phần Louis Holdings và Lê Thị Thùy Liên, nhân viên dịch vụ tài chính Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt kết hợp để thao túng cp.
- Hay ai nhà đầu tư tham gia thị trường gần nhất đều biết A Trịnh Văn Quyết tháo túng giá cp họ nhà FLC thông qua các tk tại cty chứng khoán BOS ( ART)
Nhà đầu tư lớn kết hợp với cá nhân trong doanh nghiệp
Trường hợp này thường là một số nhà đầu tư vốn lớn kết hợp với bộ phận của một số công ty chứng khoán.
Đội lái này thường có người liên kết với các công ty niêm yết và sẽ có được thông tin nội bộ trước nhà đầu tư.
Họ sẽ sử dụng thông tin nội bộ này để làm giá CP với mục đích đánh cổ phiếu.
Điều này giải thích một phần tại sao khi cổ phiếu tin tốt ra lại bị bán mạnh và thường tin tốt ra luôn vào thời gian cổ phiếu có dấu hiệu TẠO ĐỈNH.
Họ hoạt động thế nào ?
Để phân tích cách tổ chức hoạt động thì chúng ta hãy đề cập đến chu kỳ giá cổ phiếu bên dưới đây:
Bất kì cổ phiếu nào cũng có 4 giai đoạn quan trọng Tích luỹ, Đẩy giá, Phân phối, Giảm giá.
Tích lũy
Đoạn này bắt đầu sau khi giá cổ phiếu giảm mạnh, giá bắt đầu chững lại đi ngang.
Tổ chức sử dụng các thông tin bất lợi hay tận dụng xu hướng Downtrend của thị trường để làm giá xuống đến mức hợp lý.
Thời điểm giá cổ phiếu về mức thích hợp họ Mua vào dần dần.
Đẩy giá
Kết hợp thông tin tốt hỗ trợ hay tạo một số thông tin hỗ trợ để đẩy giá CP lên mức giá mục tiêu.
Ở giai đoạn này, tổ chức sẽ tạo các phiên thanh khoản tăng dần với mức giá tăng chậm để lôi cuốn sự quan tâm của nhà đầu tư.
Khi nhà đầu tư đã bắt đầu rõ thông tin & kỳ vọng câu chuyện nhảy vào mua lớn thì đội lái mới đánh thốc lên để không tốn nhiều lực.
Phân phối
Phân phối cổ phiếu ở mức giá đỉnh. Giai đoạn này tổ chức sẽ bán dần ra lượng CP đã mua vào ở mức giá đáy để hiện thực hóa lợi nhuận.
- Giai đoạn này là giai đoạn khá quan trọng của đội lái họ cần tính toán số lượng cổ phiếu đang nắm tồn trong kho cần thời gian bao lâu để phân phối hết .
- Giai đoạn này sẽ có nhiều thông tin hỗ trợ được công bố.
- Sẽ xuất hiện nhiều phiên tăng giảm xen kẽ và lỏng lẻo, tăng trần giảm sàn với khối lượng giao dịch rất lớn và tổ chức sẽ sử dụng phương pháp kéo xả, phân phối… để bán ra lượng lớn hàng đã mua vào.
Biến động giá vùng này lỏng lẻo do tổ chức tranh thủ những nhịp kéo do đám đông fomo để thoát hàng & volume tăng cao hơn so với mức trung bình.
Giảm giá
Giai đoạn thoái trào, biến động giá lớn, tổ chức không còn đứng sau để đỡ giá cổ phiếu.
Sau khi đội lái đã bán phần lớn lượng cổ phiếu cần bán ra thì thông tin hỗ trợ, các lệnh kê, đỡ cũng không còn và cổ phiếu chính thức bước vào nhịp giảm mạnh.
Bài toán chi phí của đội lái
Bài toán chi phí là một điều cực kì quan trọng khi tổ chức mua và bán, bởi việc mua bán của tổ chức không phải thực hiện trong một hay hai phiên giống nhỏ lẻ.
Số vốn họ cần di chuyển rất lớn, gần như chi phối được sự tăng giảm của cổ phiếu.
Ngoài ra, việc chăm sóc một số đông nhỏ lẻ và giải toả tâm lý của họ đến khi cổ phiếu tăng đến vùng giá mục tiêu để phân phối cũng là cực kỳ quan trọng.
Nhỏ lẻ mà chạy tán loạn như bầy ong vỡ tổ sẽ ảnh hưởng lớn tới kế hoạch của tổ chức.
Chính vì vậy nếu thực hiện không cẩn thận thì không những không có lãi, mà nhiều đội lái còn rơi vào tình huống kẹp hàng & phải đợi đến giai đoạn thích hợp để tổ chức game trở lại.
Vậy tổ chức làm thế nào để đạt được lợi nhuận tối ưu nhất trong quá trình làm giá cổ phiếu, đó chính là bài toán chi phí & lợi nhuận trong quá trình giai đoạn 2 đẩy giá & giai đoạn 3 phân phối.
Thường những thương vụ làm giá cổ phiếu được thực hiện theo kế hoạch được lên rất cẩn thận và chi tiết.
Giai đoạn đẩy giá lên tổ chức sẽ có 2 dạng hành động:
- Phiên đẩy giá.
- Phiên rũ bỏ.
Phiên đẩy giá
Phiên đẩy giá là những phiên tổ chức chủ động mua vào nhằm mục đích thu hút cầu nhỏ lẻ và ấn định giá cổ phiếu sẽ tăng tới vùng giá này.
Khi xuất hiện phiên đẩy giá do tổ chức thực hiện thì rất ít khi tổ chức sẽ để giá rơi khỏi vùng giá đã đẩy lên vì CHI PHÍ GIA TĂNG.
Phiên rũ bỏ
Tổ chức chỉ cần bán ra một lượng nhỏ cổ phiếu nhằm tạo tâm lý hoang mang gây áp lực lên nhà đầu tư tạo tâm lý chốt lời ngắn hạn sau đó sẻ thực hiện đỡ giá cổ phiếu hoặc làm thủng các mốc hỗ trợ sau đó kéo giật lên nhằm mục đích rũ bỏ nhà đầu tư đu bám, sau khi rũ bỏ xong thì quá trình đẩy giá sẽ dễ dàng & ít tốn chi phí hơn.
Nói một cách dân dã là:
Tàu nặng khó kéo
Cách nhận biết phiên rung lắc hay ép nhỏ lẻ bán ra theo mình là những phiên giá điều chỉnh giảm nhưng khối lượng nhỏ và chỉ mới tăng giá tứ 15-20% so với vùng nền giá tích lũy.
Khi giá trung bình thu gom vùng tích luỹ cộng thêm lượng hàng đẩy giá trên đường tăng cổ phiếu, giá trung bình của tổ chức sẽ tăng lên.
Vì thế tổ chức hay đội lái cần phải tính toán một cách chi tiết kéo lên giá bao nhiêu sau đó phân phối hàng tại vùng giá nào để điểm rơi lợi nhuận là tối ưu nhất so với giá trung bình đang có trong kho. Chính vì điều đó họ sẽ phải suy nghĩ thế nào để tiết kiệm chi phí & thuận theo xu hướng thị trường nhất có thể. Nếu không thuận xu hướng thị trường & media thì bài toán lợi nhuận này không còn hấp dẫn, thậm chí đôi khi rủi ro.
Không phải tổ chức sẽ mua và một vài hôm sau thấy lời họ sẽ bán mà thường họ sẽ cân nhắc rất kỹ về yếu tố vĩ mô & thị trường chung sau đó mới thực hiện các thương vụ bởi không phải cứ mua hôm nay sau đó vài hôm sau lãi là bán như nhà đầu tư nhỏ lẻ mà họ cần thời gian để trao tay lượng hàng.
Chính vì vậy:
Khi thị trường đã có sóng tăng rõ ràng thì bạn hãy tin rằng cần phải tốn một khoảng thời gian trên vùng đỉnh tổ chức mới có thể phân phối cổ phiếu ra bên ngoài, thường đó là những giai đoạn thị trường đi ngang, volume lớn và lỏng lẻo xuất hiện.
Lái là sự thật và sự thật là lái
Xu hướng ngành là một yếu tố quan trọng để đánh giá thị trường có cơ hội hay không, thường các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực của họ thì họ sẽ biết có khả năng nhóm ngành sẽ có biến động khi nào.
Họ thường setup game trong những giai đoạn này vì đám đông có kỳ vọng sẽ luôn tốt hơn là chỉ riêng lẻ một công ty trong ngành có câu chuyện.
Tuy nhiên có nhiều giai đoạn, sự thật – đó là những biến động theo quy luật ngành lại mới chính là biến số quan trọng.
Ví dụ:
Tổ chức đánh lên tới vùng giá này nhưng sau đó xu hướng ngành tiếp tục ủng hộ, giá cổ phiếu có thể di chuyển đến đoạn nữa, hoặc thậm chí đứt gánh giữa đường vì đột nhiên xu hướng ngành thay đổi bất thường.
Tổng kết
Bất kì cổ phiếu nào tạo sóng rõ ràng cũng đều có tổ chức đứng sau
- Tổ chức có thể là bất kì những thành phần nào miễn là nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu và có thể chi phối được.
- Tổ chức cũng có giai đoạn mua bán, tuy nhiên ngược lại với nhà đầu tư nhỏ lẻ và hành động của họ được điều phối bởi media truyền thông, tin tức bơm ra thị trường
- Không phải mua hôm nay và bán ngày hôm sau mà tổ chức cần thời gian để giải ngân & phân phối cổ phiếu.
- Giá trung bình của tổ chức sẽ tăng do phải giải ngân vào phiên đẩy giá, chính vì vậy cổ phiếu có sóng thực sự và leader thị trường thường tăng nhiều hơn 20-25%.
- Là nhà đầu tư nhỏ lẻ chúng ta nên tập trung vào hai phiên: Đẩy giá & rủ bỏ – nhận định xem mốc stoploss hay còn gọi là điểm mà bạn nghĩ tổ chức không còn hiện diện ở đó nữa.
- Tổ chức đôi khi cũng gặp rủi ro nếu không thuận theo xu hướng chung. Vì vậy xu hướng chung của thị trường cực kì quan trọng.
Hướng dẫn đọc hiểu Bảng cân đối kế toán chi tiết nhất
Hôm nay, chúng ta sẽ đến một bài hơi khó một chút nhưng mà rất quan trọng.
Đọc hiểu Bảng cân đối kế toán cũng là ”xương sống” trong lĩnh vực phân tích.
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là gì ?
Bảng cân đối kế toán liệt kê giá trị của tất cả tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của các cổ đông (hoặc chủ sở hữu) của một công ty. Định dạng dựa trên phương trình kế toán
Kết cấu của Bảng cân đối sẽ gồm 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn
Bạn cần nhớ phương trình cân bằng:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Xem bảng cân đối kế toán ở đâu ?
Có rất nhiều kênh thông tin đê bạn tìm Báo cáo tài chính doanh nghiệp như:
- Website chính thức của công ty: thường trong mục Cổ đông, Nhà đầu tư..
- Sớm nhất ở trang Công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Các kênh thông tin chứng khoán như Cafef.vn, Vietstock, Fireant,..
Dưới đây mình sẽ minh họa Bảng cân đôi kế toán của HPG – Tập đoàn Hòa Phát
Tài sản
Đây là những thứ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Tài sản được phân thành 2 loại, là: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn
Là những loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.
Tiền và tương đương tiền
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp.
Các khoản tương đương tiền có thể là tiền mặt gửi dưới 3 tháng.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Chứng khoán kinh doanh: Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp mua trong ngắn hạn
- Dự phòng giảm giá: dùng để dự phòng giảm giá chứng khoán
- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: Tiền gửi kì hạn trên 3 tháng và dưới 12 tháng
Tiếp đó là những khoản mục thanh khoản kém hơn chút là
Các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền mà khách hàng chưa thanh toán, còn nợ doanh nghiệp.
Đây là quan hệ phát sinh thường xuyên trong kinh doanh, chiếm dụng vốn lẫn nhau.
Đây là khoản mục mà bạn cần theo dõi sát sao.
- Phải thu khách hàng: là chúng ta bán chịu
- Trả trước cho người bán: người đó bán hàng và chúng ta trả trước (một phần) cho họ
- Các khoản phải thu khác: nếu lớn thì sẽ được thuyết minh chi tiết
Các khoản có chứ ”khác” chúng ta phải điều ra thật kĩ.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là giá trị hàng dự trữ của doanh nghiệp bao gồm:
- Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang..
- Thành phẩm hoặc hàng hóa.
Tùy thuộc từng doanh nghiệp mà tỷ trọng phân bổ hàng tồn kho sẽ khác nhau.
- Một doanh nghiệp sản xuất thì sẽ tồn kho một lượng lớn nguyên vật liệu.
- Doanh nghiệp thương mại, bán lẻ thì tồn kho chủ yếu là hàng hóa, thành phẩm.
- Hàng hóa như thủy sản thì thông thường trích lập giảm giá sẽ lớn hơn.
Trích lập dự phòng hàng tồn kho sẽ làm tăng giá vốn trong Bảng kết quả hoạt động kinh doanh ở phần sau.
Tài sản ngắn hạn khác
Quan trọng nhất là thuế GTGT được khấu trừ.
Cái này hơi khó khăn khi liên quan tới thuế….
..nhưng có thể hiểu đơn giản là khoản Nhà nước đang nợ doanh nghiệp.
Tất cả những khoản mục mà số lớn thì được coi là trọng yếu và chúng ta phải đi điều ta xem nó là gì..
Tiếp theo chúng ta tới một phần quan trọng không kém đó là
Tài sản dài hạn
Đây là những tài sản sẽ có thời gian sử dụng trên 1 năm.
Các khoản phải thu dài hạn
Tương tự các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản công nợ trên 1 năm của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận vào mục này.
Tài sản cố định
Tài sản cố định là khoản mục quan trọng.
Tài sản cố định bao gồm:
- Tài sản hữu hình: nhà xưởng, máy móc thiết bị,…
- Tài sản cố định thuê: Là số tiền cũng ta bỏ ra thuê cửa hàng, khu công nghiệp,…
- Tài sản vô hình: như bằng sáng chế, bản quyền phát minh…
Lưu ý:
- Tài sản cố định mà là quyền sử dụng đất lâu dài – chưa xác định thời hạn thì không phải trích khấu hao.
- Nếu là quyền sử dụng 50 năm thì phải trích khấu hao
Tới đây là tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bất động sản đầu tư
- Quyền sử dụng đất.
- Đất doanh nghiệp cho thuê để kiếm lãi.
- Đất chưa có mục đích sử dụng rõ ràng.
Lưu ý:
- Đất này không dùng để bán cũng không dùng để sản xuất.
- Có thể là quỹ đất của các doanh nghiệp bất động sản
Tài sản dở dang dài hạn
Trong đó chi phí xây dựng dở dang rất quan trọng.
Đây là chi phí xây dựng nhà máy – nhưng chưa xây xong.
Nếu xây xong sẽ chuyển lên phần Tài sản cố định.
- Nếu chúng ta xây để sản xuất thì là xây dựng cơ bản dở dang.
- Còn xây để bán thì là chi phí sản xuất, kinh doanh dài hạn.
Lợi thế thương mại
Phần này liên quan tới M&A – mua bán sáp nhập mà em sẽ nói tới sau ở phần GAME.
Bên cạnh đó, còn một yếu tốt quan trọng nhất không được liệt kê trong mục Tài sản là nhân sự.
Ví dụ:
Nghệ nhân kim hoàn của PNJ là tài sản con người mà không đánh giá được.
Nguồn vốn
Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu sẽ nằm trong Nguồn vốn, phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.
Tương tự tài sản, Nợ phải trả cũng được chia làm 2 loại:
- Nợ ngắn hạn là những khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính phải thanh toán dưới 1 năm.
- Nợ dài hạn là những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính được phép thanh toán trên 1 năm.
Nợ ngắn hạn
Mục này bao gồm những trọng yếu sau:
- Phải trả người bán là khoản mình mua chịu, chưa trả tiền co người bán
- Người mua trả tiền trước: thường ở các doanh nghiệp BĐS khi người mua trả tiền trước cho chủ đầu tư.
- Thuế và khoản phải nộp Nhà nước: thuế thu nhập, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt..
- Phải trả người lao động: là số tiền nợ lương, hoặc giam lương của người lao động.
- Phải trả ngắn hạn khác: giao hàng chậm bị phạt,…
- Vay và nợ thuê tài chính: thường là những khoản vay ngân hàng…
Lưu ý:
Phải trả theo tiến độ xây dựng thường chỉ có ở các doanh nghiệp xây dựng như HBC, CTD.
Nợ dài hạn
Tương tự như nợ ngắn hạn, tuy nhiên thời hạn của những khoản này đều trên 1 năm.
Các khoản vay 2 năm nhưng sau này còn thời hạn 1 năm thì sẽ dịch chuyển lên mục nợ ngắn hạn.
Như vậy, chúng ta đã đi hết phần Nợ phải trả
…và tiếp theo là phần Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu khá dài ở phần chi tiết.
Mình sẽ tóm lược một số phần trọng yếu như sau:
Vốn góp của chủ sở hữu
Đem số này chia cho mệnh giá 10.000 thì ra tổng số cổ phiếu
Thặng dư vốn cổ phần
Công ty phát hành ESOP hoặc phát hành thêm giá 12.000
- 10.000 được nhập vào vốn góp chủ sở hữu
- 2.000 là phần dư chạy vào phần thặng dư vốn cổ phần
Đây vẫn là tiền của doanh nghiệp.
Quỹ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ, quỹ khác..
Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì doanh nghiệp sẽ trích vào các quỹ này.
Lưu ý:
- Quỹ đầu tư phát triển có thể dùng để chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông.
- Không dùng để chia cổ tức.
Cổ phiếu quỹ
Khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ thì sẽ được ghi vào mục này.
Mục này được thể hiện là một khoản âm.
Lợi nhuận chưa phân phối
Bạn cần hết sức lưu ý:
Chỉ các doanh nghiệp có lợi nhuận chưa phân phối mới được chia cổ tức !
Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Lợi ích cổ đông không kiểm soát là khoản lợi tức dành cho các cổ đông không kiểm soát trong công ty con.
Khoản lợi tức này được xác định bằng phần lợi nhuận và giá trị tài sản thuần tương ứng với tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ đông không kiểm soát trong công ty con.
Có thể hiểu đơn giản:
- VRE – Vincom là công ty con của VIC – Vingroup.
- VRE nắm 10% cổ phiếu VIC
- Khi đó thì trên BCTC của VIC sẽ ghi nhận khoản 10% này của VRE.
Khoản này thường nhỏ và không quan trọng.
Dấu hiệu rủi ro trong báo cáo tài chính
Lượng tiền mặt quá ít
Lượng tiền ít có thể do doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.
Tiền còn dùng để trả lương cho người lao động và tạm ứng,.. phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên tỷ lệ quá ít trong tổng tài sản thì không tốt.
Ví dụ:
NDN có lượng tiền mặt rất ít.
Chứng khoán kinh doanh
Khoản đầu tư tài chính quá nhiều cũng không tốt.
Tốt nhất doanh nghiệp nên chú trọng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một trường hợp đặc biệt là VEA khi hoạt động kinh doanh kém cỏi nhưng có khoản đầu tư rất chất lượng vào Toyota, Ford, Honda,…
VEAM thu hơn 1.300 tỷ tiền lãi từ Honda, Ford, Toyota ba tháng đầu năm
Khoản phải thu – rủi ro hàng đầu
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường phát sinh công nợ nhằm chiếm dụng vốn vẫn nhau.
Đây là hoạt động hết sức bình thường, rất cần thiết.
Tuy nhiên, nó cũng lại là khoản rủi ro hàng đầu của các doanh nghiệp.
Ví dụ:
HAG có khoản phải thu lớn chiếm tới 2/3 tài sản.
Tài sản của mình nằm trong túi người khác.
HAG có khoản phải thu lớn chủ yếu là về cho vay…
…mà không phải đến từ phải thu khách hàng.
Khoản này chủ yếu đến từ các công ty liên kết dẫn tới sự sụp đổ của HAG giai đoạn 2015-2018.
Làm ăn gì nổi khi khoản phải thu khó đòi lên tới 2.200 tỷ ?
Còn hiện tại thì sao ?
Kết hợp với Bảng kết quả kinh doanh thì mình tính tỷ lệ Khoản phải thu/ doanh thu khách hàng của HAG tính từ quỹ 2/2021 tới quý 2/2022 như sau
- 1.2
- 1.46
- 0.78
- 0.87
- 0.7
Nghĩa là HAG bán hàng vào quý 2/2021 thì sau 1,2 quý mới nhận được tiền.
Tỷ lệ này cải thiện dần và giảm tới 0.7 tới quý 2/2022.
Thời điểm này, HAG có thể coi là phần nào thành công – và giá cổ phiếu cũng chạy rất mạnh.
Phần này còn rất nhiều vấn đề như tăng vốn ảo, rút ruột công ty, mô hình kinh doanh không tốt,.. mà mình sẽ để cập tới trong bài viết khác.
Tổng kết
Bảng cân đối kế toán là một tấm chụp cắt lớp của doanh nghiệp để chúng ta xem xét được tình hình của công ty.
Bảng cân đối kế toán khá khó đọc và chúng ta cần phải kết hợp với bản thuyết minh để rõ được câu chuyện của doanh nghiệp.
Suy cho cùng, đọc hiểu BCTC cũng để
- Tìm ra được sự thay đổi giữa các kì kế toán
- Từ đó nắm được câu chuyện của tăng giá,
- Cuối cùng là đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả nhất.
Nếu có câu hỏi hoặc cần tư vấn về mã cổ phiếu nào, bạn hãy để lại bình luận hoặc tham gia Group của GS.Lab ngay nhé.
Hướng dẫn phân tích tổng quan một doanh nghiệp trên sàn
Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh chính là tổng quan hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mình đơn giản mô hình kinh doanh như sau:
- Doanh nghiệp tạo ra tiền bằng cách nào.
- Đầu vào thì đặc điểm, rủi ro ra sao.
- Muốn tạo ra tiền thì nó phải có Đầu ra: sản phẩm, dịch vụ nào đó.
- Đầu ra thì chúng ta cũng cần phân tích về sản phẩm bán cho ai, thị trường và đối thủ chính…
Ví dụ:
- Đầu vào của bất động sản là quỹ đất, đầu ra là chung cư, biệt thự
- Đầu vào của ngân hàng là tiền, đầu ra cũng là tiền nhưng lợi nhuận đến từ chênh lẹch lãi suất, bảo lãnh, tín dụng…
- Đầu vào của doanh nghiệp sản xuất là nguyên liệu, đầu ra là sản phẩm.
Có rất ít website, thông tin giúp bạn có được những thông tin bổ ích này.
Hiểu được điều đó, GS.Lab đã tổng hợp và sưu tầm trong Chuyên mục: Phân tích Ngành
Tổng quan về một doanh nghiệp
Mình sẽ sử dụng trang web rất phổ biến là Cafef.vn để thuận tiện nhất.
Thông tin ở đây mình thấy là đầy đủ và rất dễ làm quen.
Dưới đây là ví dụ minh họa về cổ phiếu HPG – CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE)
Chỉ càn một chút kiến thức là bạn có thể đọc hiểu được những thông tin ở trên.
Ở đây em chỉ nêu lên một số lưu ý quan trọng và chưa chắc nhiều người đã biết:
Tên công ty, sàn giao dịch
Sàn giao dịch liên quan tới ”game chuyển sàn”.
Room NN còn lại
Nước ngoài qua nước khác đầu tư – cụ thể là Việt Nam thường là các định chế lớn và đầu tư bài bản, có tổ chức.
Để thảo mãn tiêu chí đầu tư của quỹ cần nhiều nhiều kiện như:
- Vốn hóa
- Thanh khoản
- Nằm trong bộ chỉ số,…
Tóm lại là Room còn lại của các NĐT nước ngoài còn rất ít hoặc còn bằng không có thể chứng minh một cổ phiếu tốt về dài hạn.
Thêm nữa, trong thời điểm TTCK tăng nóng thì các quỹ đầu tư thường sẽ huy động được một lượng tiền lớn, khi đó những cổ phiếu hết room thường có mức tăng vượt trội hơn so với thị trường.
Kết hợp tỷ lệ sở hữu NN và tỷ lệ nắm giữ của ban lãnh đạo giúp bạn tìm ra cổ phiếu cô đặc.
Lưu ý:
- Cổ phiếu ngân hàng bị giới hạn room ở mức 30%
- Thông thường tỷ lệ sở hữu tối đa của DN là 49%, tuy nhiên cũng có DN nước ngoài có thể mua 100%
- Tỷ lệ sở hữu tùy quy định mỗi công ty.
Lịch sử trả cổ tức chia thưởng và tăng vốn
Ví dụ FPT – Công ty Cổ phần FPT (HOSE)
FPT thường xuyên phát hành ESOP cho nhân viên vào tháng 4, 5 nên chúng ta không nên mua mới FPT giai đoạn này để tránh pha loãng.
Chia tách cổ phiếu, chia tiền mặt thì không ảnh hưởng nhiều.
Đôi khi giá giảm do chia tách cổ phiếu giúp giá break khỏi mô hình quan trọng.
Lượng cổ phiếu phát hành thêm thường về tài khoản sau tầm 2-3 tháng.
Những nhà đầu tư kinh nghiệm thường chờ ít nhất 2 tháng sau khi cổ phiếu về để đánh giá tác động cung – cầu và bắt đầu mở vị thế.
Kế hoạch kinh doanh năm
Phần này dùng để dự phóng các chỉ số tài chính, định giá…
Báo cáo phân tích
Đây là phần khá hay dành cho các các đầu tư khi tổng hợp các rất nhiều Báo cáo của các công ty chứng khoán.
Một số báo cáo có thể đăng tải chậm hoặc thiếu thì mọi người có thể liên hệ GS.Lab để nắm thông tin trước.
Lưu ý:
- Không nên quá dựa vào quan điểm của chuyên viên phân tích.
- Công ty chứng khoán ”sống” dựa vào deal, phí môi giới,… nên có thể không thật sự khách quan.
- Không phải mã nào cũng có báo cáo phân tích.
Thông tin, tin tức – sự kiện
Phần này thông tin rất là tốt.
Nhiều khi cũng có thông tin mang ý chỉ chủ quan, ”chim lợn”, một bài viết trên đây cũng chỉ tầm 5 triệu/ bài …
Tỷ lệ ký quỹ
Về cơ bản thì:
- Cổ phiếu tốt nghĩa là tài sản tốt => Được cho vay nhiều ( tối đa 50%)
- Cổ phiếu xấu là tài sản xấu => không được cho vay hoặc tỷ lệ thấp.
Cổ phiếu được đa số các CTCK cho vay nhiều có thể hiểu nhanh đây là cổ phiếu tốt.
Cho vay nhiều cũng giúp tăng lượng cầu, tăng sức mua của nhà đầu tư lướt sóng giúp đẩy cổ phiếu nhanh hơn.
Tất nhiên đây chỉ là khái quát nhưng phần quan trọng nhất.
Nếu bạn cần thêm thông tin thì hãy liên lạc sớm với mình nhé!
Để lâu thì sẽ phải tiếc lắm đấy!
Bản báo bạch
Thông thường Bản cáo bạch chỉ có lúc cổ phiếu mới IPO lên sàn.
Ngoài ra tùy trường hợp như phát hành trái phiếu, chuyển sàn,… thì công ty sẽ cập nhật lại.
Bản cáo bạch là ”minh bạch thông tin”, giới thiệu cơ hội đầu tư:
- Tôi là ai
- Tôi ở đâu
- Tôi kinh doanh gì…
Bản cáo bạch đa số các doanh nghiệp đều khá lâu nên hiện nay còn ít được sử dụng.
Nghị quyết
Quan trọng nhất là nghị quyết Đại hội cổ đông quyết định các vấn đề về:
- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh, doanh thu lợi nhuận.
- Có tăng vốn không, cổ tức bao nhiêu
- Mua bán sáp nhập, thoái vốn Nhà nước,…
Trong phần Biên bản họp ĐHCĐ cũng ghi lại phần Hỏi đáp giúp bạn hiểu công ty hơn.
Rất nhiều thông tin thú vị ở trong phần Hỏi đáp này.
Phần nhiều vì chỉ có Ban lãnh đạo thì mới có câu trả lời chuẩn nhất.
Báo cáo thường niên
Khi đầu tư vào một công ty, báo cáo thường niên là quan trọng nhất.
Báo cáo thường niên rất dễ đọc và trình bày đẹp.
- Phải đọc báo cáo thường niên gần nhất
- Khuyến nghị đọc 2-3 năm gần nhất.
Những thông tin lưu ý:
- Nếu 2017 đặt kế hoạch thì 2018 có hoàn thành không ?
- Giai đoạn khó khăn vì CoVid như 2020-2021 thì hoạt động công ty như thế nào ?
- Tại sao đạt kế hoạch, tại sao không …
- Công ty muốn làm gì trong năm tới, rủi ro..
- Các dự án hoàn thành trong năm tới,…
Ban có thể tìm được chi tiết Mô hình kinh doanh – cách tạo ra tiền của công ty để sư dụng phân tích sau này.
Đây là sự bổ sung thông tin rất lớn trong quyết định đầu tư của bạn.
Công ty con, công ty liên kết
Những công ty con mà doanh nghiệp mẹ sở hữu 100% sẽ tránh xảy ra trưởng hợp ”tuồn” lợi nhuận.
Những công ty con, công ty liên kết lớn mà doanh nghiệp mẹ chỉ sở hữu 51-60% thì có khá nhiều vấn đề.
Bên cạnh đó, như trường hợp của Cao su Phước Hòa – PHR:
- PHR sở hữu gần 33% NTC – KCN Nam Tân Uyên
- PHR có hoạt động kinh doanh với NTC.
- NTC là doanh nghiệp trên sàn tương đối minh bạch.
Thông thường khi có sóng cổ phiếu BĐS khu công nghiệp, PHR sẽ hưởng lợi kép.
Xem thêm: Phân tích cổ phiếu BĐS Khu công nghiệp
Đơn vị kiểm toán và tổ chức tư vấn niêm yết
Đơn vị Kiểm toán
Đa số NĐT ưa chuộng các công ty thược Big 4 hơn. Đây là 4 công ty:
- PricewaterhouseCoopers (PWC)
- Deloitte (Deloitte)
- Ernst and Young (EY)
- KPMG
Big 4 kiểm toán là những công ty kiểm toán quốc tế hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Cái tên Big 4 cũng phần nào cho thấy ảnh hưởng của họ lớn thế nào.
Công ty kiểm toàn thuộc Big 4 cũng góp phần giúp NĐT đánh giá tốt về tài chính của doanh nghiệp.
Các đơn vị kiểm toán khác không hẳn là tệ – nhưng bạn cần lưu ý tránh 2 trường hợp sau:
- Liên tục đổi đơn vị kiểm toán
- Các công ty kiểm toán có cái tên rất ”lạ” như: trường hợp FLC
Đơn vị tư vấn niêm yết
Doanh nghiệp trở thành công ty đại chúng sẽ cần tư vấn niêm yết để:
- Giới thiệu cơ hội đầu tư ra đại chúng – IPO
- Hoàn thiện hồ sơ chứng khoán: bản cáo bạch, hồ sơ,..
- Hỗ trợ tìm kiếm các tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp…
Thông thường đơn vị tư vấn là một công ty chứng khoán.
Ví dụ:
SSI là đơn vị tư cấn niêm yết cho GMD thì:
- Báo cáo của SSI về GMD sẽ chất lượng, đầy đủ thông tin nhất
- bạn phải chủ động tìm kiếm rủi ro, hạn chế do chuyên viên phân tích SSI khó khách quan về GMD