Tất tần tật về phương pháp đầu tư 4M của Phil Town
4M là phương pháp được phát triển bởi Phil Town – tác giả của tựa sách “Rule #1: The Simple Strategy for Successful Investing in Only 15 Minutes a Week!”.
Từ những năm 1980 – 1990, ông đã biến số vốn chỉ 1.000 USD thành 1,45 triệu USD chỉ bằng cách đầu tư vào chứng khoán.
Phương pháp 4M của Phil Town là gì ?
Phương pháp đầu tư 4M được biết đến là những tiêu chí lựa chọn một cổ phiếu theo quan điểm của Phil Town.
Các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu gồm:
- Meaning: Đầu tư vào những doanh nghiệp dễ hiểu
- Moat: Đầu tư vào những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh
- Management: Đầu tư vào những doanh nghiệp có ban lãnh đạo tuyệt vời
- Margin of Safety: Đầu tư vào những doanh nghiệp có biên an toàn
Theo ông:
Việc đầu tư chỉ đơn giản là việc bạn vượt qua nỗi sợ của bản thân và tích lũy cổ phiếu tốt khi giá đang giảm sâu
Tiêu chí 4M để lựa chọn cổ phiếu
Meaning – Đầu tư vào doanh nghiệp mà bạn am hiểu
Đây là một tiêu chí rất giống với tiêu chí đầu tư của tỷ phú đô la Warren Buffett.
Mỗi nhà đầu tư đều có một vòng tròn năng lực
Vấn đề quan trọng không phải vòng tròn của ai lớn hơn, mà chúng ta cần đứng yên trong vòng tròn năng lực của chính mình, trong những lĩnh vực mà mình am hiểu nhất.
Từ kinh nghiệm của mình, Phil Town đưa ra 3 vòng tròn giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vực mà mình am hiểu nhất:
- Đam mê: Cái mà bạn thực sự thích, có thể dành hàng giờ liền để tìm hiểu về nó
- Tài năng: Cái mà bạn giỏi nhất
- Tiền bạc: Cái mà bạn đang kiếm được tiền hoặc chi tiêu tiền cho chúng
Nếu kết hợp 3 vòng tròn này, nhà đầu tư có thể tìm ra lĩnh vực phù hợp nhất với khả năng của bản thân khi nó thỏa mãn cả 3 yếu tố đam mê, tài năng và tiền bạc.
Moat – Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững
Lợi thế cạnh tranh được ví như một con hào kinh tế. Doanh nghiệp của bạn trong thị trường như một pháo đài, khi có càng nhiều con hào bảo vệ sẽ càng an toàn. Chính vì thế, những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh luôn phát triển tốt hơn.
5 lợi thế định tính mà Phil Town nhắc đến giúp chúng ta đánh giá doanh nghiệp như sau:
- Nhãn hiệu: Sản phẩm/ dịch vụ mà bạn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn vì uy tín của nó.
- Bí quyết: Công ty sở hữu bằng sáng chế, bí quyết kinh doanh
- Phí sử dụng: Công ty có khả năng chống chế thị trường và thu phí người dùng
- Chuyển đổi: Sản phẩm là phần quan trọng của cuộc sống và sự chuyển đổi là không đáng
- Chi phí thấp: Chi phí sản phẩm thấp đến mức không đối thủ nào cạnh tranh được
Xem thêm: 5 Lợi thế tạo dựng một “con hào kinh tế” cho doanh nghiệp.
5 Đánh giá định lượng nhà đầu tư nên áp dụng
- ROIC it nhất 20%, bền vững qua các năm
- Vốn chủ sở hữu tăng tối thiểu đạt 10%: chia cổ tức cổ phiếu, phát hành thêm..
- Tăng trưởng lợi nhuận tối thiểu đạt 10%
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh xấp xỉ lợi nhuận, ổn định qua nhiều năm
- Nợ vay ròng không vượt quá 3 lần lợi nhuận sau thuế
Management – ban lãnh đạo tốt
Đây là nhân tố không thể thiếu khi lựa chọn một công ty tuyệt vời. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận tăng trưởng, không nợ vay vẫn có thể là một công ty tồi nếu ban lãnh đạo tư lợi cá nhân hoặc làm giả các số liệu trên báo cáo tài chính.
Ban lãnh đạo cần tập trung vào hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp thay vì mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều mảng không phải thế mạnh.
nhà đầu tư có thể dựa vào phương pháp lời đồn đại.
Ta có thể thu thập thông tin từ những người quen làm trong doanh nghiệp, qua các bài viết trên diễn đàn, báo chí.
Ngoài ra hãy cố gắng trả lời các câu hỏi sau:
- Ban lãnh đạo có hành động vì cổ đông ? Ban lãnh đạo liêm chính, không tư lợi cá nhân sẽ có những hành động nhất quán vì lợi ích của cổ đông.
- Liệu ban lãnh đạo có tập trung vào hoạt động cốt lõi ? Nhiều lãnh đạo hướng doanh nghiệp đầu tư vào những ngành nghề không liên quan tới ngành cốt lõi, những ngành nghề mà công ty không có kinh nghiệm dễ làm thất thoát tài sản của cổ đông, lãng phí nguồn lực.
- Liệu ban lãnh đạo có tinh thần cầu tiến, đặt mục tiêu cao? Nếu lãnh đạo đặt ra được chiến lược cho công ty trong 5-10 năm nữa trong đại hội cổ đông có nhà đầu tư có thể đánh giá cao vào tinh thần cầu tiến của ban lãnh đạo.
Xem thêm: 10 dấu hiệu nhận diện rủi ro từ ban lãnh đạo
Margin of Safety – biên an toàn hay mua giá tốt
Tiêu chí thứ 4 tập trung vào mục tiêu mua cổ phiếu tuyệt vời với mức giá rẻ.
Thời điểm hợp lý là giá cổ phiếu thấp hơn từ 30% so với giá trị thực của doanh nghiệp.
Nhà đầu tư có thể tìm được những doanh nghiệp tốt nhưng có mức giá phải chăng thông qua 2 tiêu chí định giá là P/E và PEG.
P/E
P/E thể hiện thời gian thu hồi vốn của nhà đầu tư.
Một khoản đầu tư được cho là hời khi doanh nghiệp tuyệt vời nhưng P/E ở mức thấp hơn P/E chung của thị trường hoặc trung bình ngành.
PEG
Đây là tỷ số giữa P/E và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Cổ phiếu không bị cho là định giá cao nếu P/E thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất.
Giá cổ phiếu hấp dẫn khi PEG có giá trị dưới 1.
Ngoài ra, Phil Town cũng nhấn mạnh nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp có P/E < 10. Với những công ty có P/E > 20 thì nên cân nhắc cẩn thận trước khi giao dịch.
Ưu nhược điểm khi sử dụng quy tắc đầu tư 4M
Quy tắc 4M giúp nhà đầu tư chọn ra được những cổ phiếu tốt với giá hấp dẫn.
Ưu điểm
- Đơn giản, dễ nhớ: 4M phản ánh 4 khía cạnh cơ bản nhất của một doanh nghiệp:Tìm một doanh nghiệp mà bạn am hiểu – Xác định lợi thế cạnh tranh – Đánh giá ban lãnh đạo – Tìm điểm mua phù hợp.
- Công cụ đánh giá hữu ích: phương pháp đầu tư 4M giúp nhà đầu tư dễ dàng nắm rõ mọi thông tin về cổ phiếu. Qua đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư hay không.
Nhược điểm
- Bỏ qua chỉ tiêu đánh giá chi tiết: Điều quan trọng để đánh giá tiềm năng và sức khỏe doanh nghiệp là dựa vào tài chính. Tuy nhiên phương pháp đầu tư 4M chưa đi sâu vào những yếu tố này.
- Bỏ qua những công ty tăng trưởng với P/E cao: Phương pháp 4M của Phil Town khuyến khích nhà đầu tư xuống tiền khi doanh nghiệp có P/E < 10. Điều này sẽ khiến nhà đầu tư có thể bỏ qua những công ty tăng trưởng tốt dù P/E cao.
Nhìn chung, phương pháp đầu tư 4M giúp nhà đầu tư có thể nhanh chóng chọn ra những cổ phiếu tốt. Tiếp đến, họ sẽ dựa vào đó để đánh giá chi tiết và chọn ra cổ phiếu tiềm năng nhất.
Qua bài viết trên, bạn đã hiểu thêm những kiến thức về tiêu chí 4M của Phil Town và hãy vận dụng nó thật tốt vào việc đầu tư của mình nhé.
5 Lợi thế tạo dựng một “con hào kinh tế” cho doanh nghiệp
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ những nội dung sau:
- “Con hào kinh tế” là một thuật ngữ chỉ khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
- Những cách mà một công ty có thể tạo ra một hào khí kinh tế bao gồm tạo ra lợi thế về quy mô, tính vô hình, chi phí và chi phí chuyển đổi cao.
Con hào kinh tế là gì ?
Thuật ngữ “con hào kinh tế” chỉ khả năng của một doanh nghiệp trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ để bảo vệ lợi nhuận và thị phần dài hạn của mình.
Giống như một lâu đài thời trung cổ, con hào dùng để bảo vệ những người bên trong pháo đài và sự giàu có của họ khỏi những người bên ngoài.
Lợi thế cạnh tranh về cơ bản cho phép một công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ với những lợi ích đem lại cho khách hàng vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh.
..để từ đó đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho cổ đông.
Một ví dụ điển hình về lợi thế cạnh tranh là lợi thế về chi phí thấp.
Chẳng hạn như khả năng tiếp cận vùng nguyên liệu thô rẻ, nhân công thấp.
Tuy nhiên theo thời gian, bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào cũng giảm dần do:
- Tiến bộ công nghệ
- Các vùng nguyên liệu không còn cố định vào một đối tác cố định…
Hiệu ứng này xảy ra bởi vì một khi một công ty thiết lập được lợi thế cạnh tranh, các hoạt động vượt trội của nó sẽ tạo ra lợi nhuận gia tăng cho chính nó, do đó tạo động lực mạnh mẽ cho các công ty cạnh tranh sao chép các phương pháp của công ty hàng đầu hoặc tìm ra các phương pháp hoạt động tốt hơn.
5 Lợi thế tạo dựng một “con hào kinh tế”
Một công ty có thể tạo dựng một “con hào kinh tế” cho phép nó có lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh bằng nhiều cách khác nhau.
Lợi thế chi phí
Một lợi thế chi phí mà các đối thủ cạnh tranh không thể sao chép có thể là một con hào kinh tế rất hiệu quả.
Các công ty có lợi thế chi phí đáng kể có thể hạ giá trị sản phẩm của bất kỳ công ty đối thủ nào cố gắng thâm nhập vào ngành, khiến họ buộc phải rời khỏi ngành hoặc ít nhất là cản trở sự tăng trưởng.
Các công ty có lợi thế chi phí bền vững có thể duy trì thị phần rất lớn trong ngành bằng cách loại bỏ bất kỳ đối thủ cạnh tranh mới nào cố gắng tiến vào.
Ví dụ:
ANV, VHC
Lợi thế quy mô
Doanh nghiệp với quy mô lớn có thể coi là đang sở hữu một con hào kiên cố.
Đó là khi nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất ở quy mô lớn hơn với chi phí đầu vào thấp hơn. Điều này giúp giảm chi phí đầu tư trong về tài chính, quảng cáo, sản xuất,…
Các công ty lớn cạnh tranh trong một ngành thường có xu hướng chiếm lĩnh thị phần cốt lõi của ngành đó, trong khi những người chơi nhỏ hơn buộc phải rời khỏi ngành hoặc chiếm lĩnh tỉ trọng nhỏ.
Ví dụ:
VNM lợi thế quy mô đàn bò lớn, nhà máy chế biến sữa
MWG, FRT mạng lưới bán lẻ phủ rộng -> nhập hàng được chiết khấu cao
Chi phí chuyển đổi cao
Khi một công ty có vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp, các nhà cung cấp và khách hàng có thể phải chịu chi phí chuyển đổi cao nếu họ chọn hợp tác với một công ty mới trong ngành.
Các đối thủ cạnh tranh có một thời gian rất khó khăn giành lấy thị phần ra khỏi những doanh nghiệp đầu ngành vì những chi phí chuyển đổi rườm rà.
Ví dụ:
Các công ty đi thuê server, datacenter của FPT thay vì tự xây dựng
Giá trị vô hình
Một kiểu “con hào kinh tế” khác có thể được hình thành thông qua tài sản vô hình của một công ty, bao gồm các vật phẩm như bằng sáng chế, nhận diện thương hiệu, giấy phép của chính phủ và các loại khác.
Nhận diện thương hiệu mạnh cho phép sản phẩm của họ có ưu thế vượt trội so với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh khác, từ đó giúp tăng lợi nhuận.
Ví dụ:
Thương hiệu Vinhome của VHM
Chuỗi nhà thuốc Long Châu của FRT
Yếu tố mềm
Một số lý do khiến một công ty có thể có một con hào kinh tế khó xác định hơn.
Ví dụ, lợi thế mềm có thể được tạo ra bởi khả năng quản trị tuyệt vời hoặc văn hóa doanh nghiệp độc đáo. Mặc dù khó mô tả, một lãnh đạo và môi trường Doanh nghiệp tốt có thể đóng góp một phần vào thành công lâu dài của một tập đoàn.
Ví dụ:
- Anh Tài của Thế giới di động
- Anh Long của thép Hòa Phát..
Từ quan điểm của một nhà đầu tư, thật lý tưởng để đầu tư vào các công ty đang phát triển ngay từ khi họ bắt đầu gặt hái hiệu quả từ một “con hào kinh tế” to lớn và bền vững.
Trong trường hợp này, yếu tố quan trọng nhất là tuổi thọ của con hào.
Một công ty có thể thu được lợi nhuận càng lâu thì lợi ích cho chính nó và cho các cổ đông của nó càng lớn.
Hướng dẫn đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong đầu tư cổ phiếu
Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà đầu tư sẽ nắm được các thông tin về dòng tiền trong doanh nghiệp.
Nó là một trong 4 thành tố quan trọng tạo nên báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng hiểu rõ bản chất của loại báo cáo này.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì ?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện:
- Dòng tiền ra và vào của một doanh nghiệp.
- Khoảng thời gian là một quý hoặc một năm tài chính.
- Đây là công cụ hữu ích để doanh nghiệp và cổ đông thấy được tiền ở đâu và được chi tiêu ra sao.
Cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Giả sử, doanh nghiệp X có báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2021 như sau:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: 250 tỷ
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: -40 tỷ
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: 40 tỷ
- Lưu chuyển tiền trong năm 2021: 250 tỷ
- Tiền đầu năm: 40 tỷ.
- Tiền và tương đương tiền cuối năm: 290 tỷ.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Chỉ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ báo quan trọng nhất.
Đây là dòng tiền liên quan đến hoạt động thanh toán với người mua, người bán, người lao động:
- Tiền vào là tiền có được từ bán hàng, cung cấp dịch vụ.
- Tiền ra là chi phí mua nguyên vật liệu, lương nhân viên, các loại thuế phí.
- Các chi phí không phát sinh tiền như chi phí khấu hao, chi phí dự phòng rủi ro.
Năm 2021, hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp X đạt dòng tiền thuần 250 tỷ.
Điều này cho thấy công ty X vẫn đang kinh doanh tốt.
Nó phải là một con số tăng trưởng đều đặn thì sức khỏe doanh nghiệp mới được đảm bảo.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
- Tiền vào là THU từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
- Tiền ra là CHI cho việc đầu tư, mua sắm tài sản mới như máy móc, thiết bị.
Giả sử:
- Công ty X đã thanh lý tài sản cũ với giá 10 tỷ và chi 50 tỷ để đầu tư tài sản mới.
- Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư là -40 tỷ.
Số tiền đầu tư tài sản cố định này sẽ được phân bổ theo năm và được ghi nhận một phần vào chi phí khấu hao trong báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, toàn bộ 50 tỷ này sẽ được ghi nhận là tiền chi ra để đầu tư trong năm.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Đây là dòng tiền ra vào liên quan đến tăng giảm vốn chủ sở hữu.
- Tiền vào là nợ vay và cổ tức, tiền góp vốn từ chủ sở hữu, vay ngân hàng, phát hành chứng khoán, tiền đầu tư từ cổ đông.
- Tiền ra là tiền trả cổ tức cho cổ đông.
Giả sử:
lượng tiền công ty X nhận được từ hoạt động đi vay là 130 tỷ.
Tuy nhiên, công ty X bỏ ra 90 tỷ để trả cổ tức cho cổ đông. Do đó, lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính của công ty X là 130 – 90 = 40 tỷ.
Cộng các con số trong 3 hoạt động trên, công ty X có tiền lưu chuyển trong năm là 250 tỷ. Sau khi cộng 250 tỷ với lượng tiền đầu năm là 40 tỷ, đến cuối năm công ty X có 290 tỷ.
Lưu ý về báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Dòng tiền kinh doanh có thể giảm hoặc thậm chí là âm trong ngắn hạn. Bởi vì nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong chính sách bán hàng và trả tiền cho nhà cung cấp của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, con số này không thể âm trong dài hạn từ 3 năm trở lên. Bởi vì dòng tiền và lợi nhuận phải đi liền với nhau.
Nếu một doanh nghiệp có lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh nhưng không tạo được tiền mặt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang bán hàng nhưng không nhận được tiền trong dài hạn từ khách hàng.
Tức là doanh nghiệp này không thể hoạt động bền vững. Đồng nghĩa với điều đó, bạn không nên đầu tư vào những doanh nghiệp như vậy.
Nếu dòng tiền từ hoạt động tài chính lớn, bạn cần xem công ty có đi vay nợ nhiều hay không. Đồng thời nắm bắt dòng tiền này dùng để bù đắp hoạt động kinh doanh hay sinh lời cho năm tới.
Mối liên hệ giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các báo cáo khác
Như các bạn đã biết, báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính là để diễn giải số liệu cho ba loại báo cáo trên với mục đích giúp những người không có chuyên môn, hiểu biết cũng có thể đọc được báo cáo này.
Giữa chúng có mối liên hệ như sơ đồ mô tả bên dưới:
3 bước đọc nhanh báo cáo tài chính DỄ như ăn mì
3 bước để bạn luộc báo cáo tài chính nhanh như pha một tô mì vậy.
Bắt đầu thôi nào!
Bước 1: Muốn “chạy” thì phải biết ”đi” cái đã.
Nghe như đấm vào tai vậy, nói cái câu mà củ trỏ cũng biết.
Ấy vậy mà vẫn có rất nhiều người mắc sai lầm đầu tiên này.
Bạn ấy không hiểu gì về các khoản mục trên BCTC mà cứ muốn đọc nhanh BCTC, kiểu như không biết lái xe mà vẫn muốn làm huyền thoại Lewis Hamilton vậy.
Sống ảo lòi ra ~~
Bước này không dễ nhai, tuy nhiên may mắn là bạn có 3 sự trợ giúp
Mua sách về báo cáo tài chính
Tiki đầy, mùa dịch đói kém anh em Tiki sẵn sàng trợ giúp bạn bất cứ khi nào bạn cần, gợi ý thêm là cách này chống chỉ định với những anh em lười.
Đọc bài viết của những người có chuyên môn.
Người có chuyên môn khác với các ”chuyên gia”, ”gà non háu đá” – môi giới trẻ…
Thứ bạn đọc đôi khi chỉ là vài dòng chữ nhưng bên trong nó là kiến thức và kinh nghiệm của hàng chục năm săm soi, suy ngẫm đến bạc tóc.
- Miễn phí
- Ngon, bổ.
Thế mà vẫn có “bố” canh me chửi, khịa những người hay chia sẻ kiến thức
…đúng là chổng mông vào “văn hoá”.
Đi học
Bạn phải chọn mấy ông nào đứng lớp có năng lực tí.
Trên thị trường không thiếu khóa học, tuy nhiên Lý Thông thì ít mà Thạch Sanh thì nhiều.
Bộ lọc cơ bản:
- Cứ ông nào dạy kiến thức học phí 3-5 triệu thì học.
- Trên mốc 5 triệu tốt nhất là bái bai.
Ở đời kiến thức thì rẻ rúm, “bí kíp làm giàu nhanh” thì nó đắt hơn cắt cổ.
Túm cái váy lại thì nếu bạn không biết Đầu tư tài chính ghi nhận thế nào, Tài sản dở dang mổ xẻ làm sao, Dòng tiền thế nào là tốt xấu,….
Vậy thì lo mà bổ sung kiến thức !
Có nó chưa chắc bạn đã kiếm được tiền, nhưng nếu không có nó thì 99.99% mất tiền.
Bước 2: Xác định “chỗ ngứa” cần xử lý
Nhiều người đọc BCTC cứ cắm đầu rà từ A-Z.
Riêng khoản này thì đừng nghe lời Warren Buffett
Thời ổng khởi nghiệp thì làm gì đã có 4.0 như cánh mình bây giờ.
Để đọc nhanh và chuẩn, hãy áp dụng quy luật của các cụ là “gãi đúng chỗ ngứa”, ở tây người ta gọi mĩ miều là quy luật 80:20.
làm sao bạn biết chỗ nào là “chỗ ngứa” của một cổ phiếu ?
Cái này thì không khó, cứ xử lý xong 3 câu hỏi này là ra:
[Câu hỏi 1] – Cổ phiếu bạn tìm hiểu thuộc dạng cổ phiếu nào?
- Tăng trưởng dài hạn ?
- Giá trị tài sản ngầm ?
- Lướt sóng ?
- Cổ phiếu chu kỳ ?
- Cổ phiếu có game…
Với cổ phiếu tăng trưởng dài hạn thì:
- Tập trung xử lý Dupont và dòng tiền.
- Những thứ khác chỉ là điều kiện đủ.
Ông nào Dupont đẹp thì phần nhiều đã sở hữu lợi thế cạnh tranh đủ lớn và đang kinh doanh trong một thị trường hấp dẫn.
Cổ phiếu giá trị thì quên Dupont đi, quên doanh thu lợi nhuận đi, chỉ tập trung vào 2 thứ:
- Chất lượng tài sản ròng (với phương pháp Net net)
- Dòng tiền (với phương pháp chiết khấu).
Còn đối với cổ phiếu lướt sóng, chu kỳ và game thì đọc cái gì?
Mời bạn vào room chat thì để mình cũng trao đổi nhé!
Hehee…
[Câu hỏi 2] – Mô hình kinh doanh là gì ?
Holdings, Sản xuất, dịch vụ hay thương mại ?
- Tồn kho và phải thu lớn là xấu hay tốt thì còn tùy mô hình, tuỳ chu kỳ thị trường.
- Dòng tiền âm là tốt hay xấu cũng còn tùy mô giai đoạn phát triển.
- Và tỷ trọng lợi nhuận tài chính nhiều là tốt hay xấu cũng còn tùy mô hình kiếm tiền.
Ví dụ:
PNJ và MWG
- Nhiều người ghét PNJ, MWG và các công ty phân phối vì tồn kho ngập mặt và dòng tiền yếu.
- Nhưng bạn phải hiểu rằng khi nào tồn kho tụi này ngừng tăng và dòng tiền kinh doanh trở lên mạnh mẽ sẽ là tin buồn với cổ đông của 2 ông này.
Hay như tình huống của VEA và REE, nếu bạn cứ quá định kiến với những công ty không có nhiều lơi nhuận đến từ sản xuất thì bạn đã hiểu sai và bỏ lỡ mất 2 cơ hội rất hấp dẫn này rồi.
[Câu hỏi 3] – Uy tín, thương hiệu là an toàn nhất
Nếu bạn không biết cổ phiếu mình đang xem là dạng cổ phiếu nào, cơ hội ở đâu, mô hình kinh doanh là gì
…thì cứ nhằm những ”con đầu đàn” mà mua.
Chỉ tập trung 3 thằng to nhất, đừng tham.
Bạn để nhiều tài sản ở đâu, tương lai tài chính của bạn ở đó, công ty cũng thế, họ để nhiều tài sản ở đâu, gần như đó sẽ là thứ quyết định điểm đột phá hay điểm chí tử của công ty trong tương lai.
Tất nhiên đừng bao giờ quên ngó qua xem công ty dùng dòng tiền gì để tài trợ cho những khoản đầu tư đó.
Cái chết của HAG, HVG,.. và cả anh Evergrande bên Tung Của đang hót hòn họt cũng là vì cái tội này mà ra.
Okie rồi, mình tin rằng nếu bạn chịu khó xác định được “chỗ ngứa” và tập trung vào đúng “chỗ ngứa”,
Hãy nhớ là đúng chỗ ngứa !
Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được ít nhất 80% thời gian cho việc đọc báo cáo tài chính.
Ông nào đi tán gái mà gãi đúng chỗ ngứa thì ăn tiền chứ gãi sai là xác định chỉ có ăn “bốp”.
Còn 1 cái nữa:
Nhìn ra cơ hội thì dễ, nhìn ra rủi ro mới là khó.
Vậy cho nên đừng quên rèn luyện kỹ năng kiểm soát rủi ro trong mỗi góc nhìn phân tích.
Về khâu rà rủi ro này thì mình có không dưới 3 bài viết về chủ đề này.
Bước 3: Phân loại và ghi chú cho cổ phiếu đã đọc
Đây là thói quen sống còn để đọc nhanh BCTC khi mà số lượng cổ cánh trên 3 sàn giờ đã lên tới gần 1,700 rồi. Nhiều lúc luộn xong thằng XXX thì quên lý mất thằng AAA nó có gì rồi, vậy cho nên phải ghi chú và phân loại lại mới nhớ được.
Trong suốt sự nghiệp “nhìn số đoán giá” của mình hàng chục năm qua, mình luôn chia những doanh nghiệp đã đọc ra làm 3 nhóm.
- Nhóm đầu tiên mình tên là “Đáng đọc – Có cơ hội đầu tư”.
- Nhóm thứ hai là “Đáng đọc – Chưa có cơ hội đầu tư”.
- Nhóm thứ ba “Hàng rác – Tuyệt đối tránh xa”.
Trong tương lai có đọc lại về một cổ nào đó thì mình cứ xem nó thuộc danh mục nào rồi mới chiến tiếp, nếu nó nằm trong hộp thứ 3 thì khỏi đọc, mất thời gian. Họ nhà Luois Đại Đế mà có cơ hội đầu tư tăng trưởng và giá trị trong tương lai thì mình xin hứa sẽ “rửa chén cho vợ 1 năm”. Đàn ông nói là làm, không như Mr.Đàm. Chân thành!
Nhìn chung là cứ làm 3 bước này, việc đọc báo cáo tài chính của bạn sẽ tiến triển rất nhanh và hiệu quả, trong giấc mơ của mình luôn là như thế :3 . Với hàng ngàn báo cáo tài chính ngoài kia mà bạn không đọc nhanh được thì cũng phê phết đấy. Vậy cho nên, hãy bước …. từng bước một.
Còn 1 “tuyệt chiêu” cuối cùng nữa
Đó chính là: ….. Đầu tư mà không có “vũ khí” hỗ trợ thì khác gì đi cày mà không có trâu.
3 vũ khí lợi hại nhất giúp mọi người có thể đọc nhanh báo cáo tài chính đó là:
- Bộ lọc cổ phiếu chuyên sâu.
- Hệ thống trực quan hoá dữ liệu tài chính giúp bạn tạo và lưu lại những biểu đồ phân tích theo ý mình. Mình chắc chắn với các bạn 1 điều, nhìn biểu đồ sẽ cho bạn cái nhìn nhanh và chuẩn xác hơn rất rất nhiều so với việc bơi trong hàng ngàn con số.
- Trang tổng hợp tất cả những báo cáo phân tích mới nhất từ các CTCK.
Đây là nguồn giúp các bạn lấy được thông tin chuyên sâu, độc lạ và chuẩn xác nhất từ những con người có thể nói là am hiểu doanh nghiệp nhất.
Nhiều bạn đầu tư chứng khoán vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng, giá nhảy 1 phát bay vài cái iPhone Pro Max nhưng nhất định không chịu chi ra vài triệu/năm để mua vũ khí mạnh với hệ thống dữ liệu nhanh và chuẩn xác.
Cắn răng sài dữ liệu Free, thiếu độ chuẩn xác, đúng sai còn tuỳ “ý trời”.
Mình nghĩ: đến thời gian và mồ hôi của mình còn chưa định giá chuẩn xác thì định giá cổ phiếu làm sao?
Hướng dẫn đọc hiểu Bảng kết quả kinh doanh để đầu tư hiệu quả
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng của doanh nghiệp.
Đây là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra những quyết định và chiến lược giao dịch tốt nhất.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì ?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (còn được gọi tắt là Báo cáo kết quả kinh doanh) mang đến những thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp.
Báo cáo này giúp nhà quản trị nắm bắt được kết quả kinh doanh (lãi/ lỗ) trong kỳ báo cáo, có thể nhìn nhận được thực trạng doanh thu, chi phí của doanh nghiệp, đồng thời dự báo được xu hướng tương lai để đưa ra những điều chỉnh hợp lý và kịp thời.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm lập BCTC vào cuối kỳ kế toán năm và nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Đối với các cổ phiếu trên sàn, Báo cáo kết quả hoạt động của công ty bắt buộc phải được lập theo quý để công khai minh bạch thông tin trên thị trường.
Cần làm gì để đọc Báo cáo kết quả kinh doanh doanh nghiệp ?
Thứ nhất: Nắm được kết cấu của Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần:
- Phần 1: Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính.
- Phần 2: Kết quả từ hoạt động tài chính.
- Phần 3: Kết quả từ hoạt động khác.
Thứ hai: Nhà quản trị cần phải hiểu được nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu.
Thứ ba: So sánh, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quan trọng.
Mẫu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu báo cáo Báo cáo KQHĐKD theo thông tư 200
Mẫu số: B02-DN ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính
Mẫu báo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133
Nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu
STT | Nội Dung | Ý nghĩa |
1 | Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | Phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ |
2 | Các khoản giảm trừ doanh thu | Các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. |
3 | Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ | Bằng với mục (1) trừ cho mục (2) |
4 | Giá vốn hàng bán | Phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, chi phí trực tiếp dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo. |
5 | LN gộp về BH và cung cấp dịch vụ | Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán |
6 | Doanh thu hoạt động tài chính | Là doanh thu tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. |
7 | Chi phí tài chính | Phản ánh tổng chi phí TC, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,… phát sinh trong kỳ báo cáo. |
8 | Chi phí lãi vay | Phản ánh chi phí lãi vay được tính vào chi phí tài chính. |
9 | Chi phí Bán hàng | Phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo. |
10 | Chi phí quản lý | Phản ánh tổng chi phí quản lý DN phát sinh trong kỳ báo cáo. |
11 | Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh | Hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ – là hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. |
12 | Thu nhập khác, Chi phí khác | Phản ánh tổng các khoản thu, chi khác phát sinh trong kỳ báo cáo. |
13 | Lợi nhuận khác | Phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. |
14 | Tổng lợi nhuận trước thuế | Phản ánh tổng số lãi, lỗ kế toán thực hiện trước khi trừ thuế |
15 | Chi phí thuế TNDN hiện hành | Phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. |
16 | Chi phí thuế TNDN hoãn lại | Phản ánh chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ. |
17 | Lợi nhuận sau thuế | Phản ánh tổng số lãi (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động (sau khi trừ thuế) |
18 | Lãi cơ bản trên cổ phiếu – EPS | Phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính khả năng pha loãng như: Phát hành thêm, cổ tức bằng cổ phiếu… |
19 | Lãi suy giảm trên cổ phiếu | Phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của các công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ phiếu. |
Như vậy là khá đủ rồi phải không !
Phần quan trọng nhất chính là..
Đọc hiểu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bước 1: Tính toán các chỉ số tài chính cơ bản
Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin)
Biên lợi nhuận gộp là chỉ số cơ bản đầu tiên đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Công thức cụ thể như sau
Về lý thuyết, biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả.
Tuy nhiên, để đánh giá được mức độ hiệu quả tới đâu sẽ phụ thuộc vào bối cảnh của mỗi doanh nghiệp và đặc thù ngành kinh doanh.
Biên lợi nhuận hoạt động (Operating profit margin)
Biên lợi nhuận hoạt động là chỉ số cho biết Doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt động trên mỗi đồng doanh thu.
Biên lợi nhuận hoạt động hiệu quả hoạt động của mảnh kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin)
Biên lợi nhuận ròng hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng.
Biên lợi nhuận ròng được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế của một công ty với doanh thu thuần.
EBIT – Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
EBIT là viết tắt của Earnings Before Interest and Tax, hay Lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
Đây là một chỉ tiêu tài chính cực kỳ hữu ích khi bạn muốn đánh giá lợi nhuận của 1 doanh nghiệp.
EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay
Hay: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
EBIT giúp tập trung vào khả năng tạo ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Đây là chỉ số rất tốt để đánh giá lợi nhuận khi:
- Lãi vay giảm dần hoặc
- Doanh nghiệp thanh toán khoản trái phiếu lớn trong kì kế toán tiếp theo
- Sắp khấu hao hết tài sản lớn.
Ngoài ra, còn có chỉ số như ROA, ROE,… là cũng chỉ số rất tốt.
Tuy nhiên những chỉ số này trong công thức liên quan cả đến phần tài sản, nguồn vốn nên mình sẽ không đề cập trong nội dung bài viết này.
Bước 2: So sánh sự thay đổi của các con số qua các thời kì.
Thông thường, mình sẽ tìm kiếm báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán đọc trước 2-3 bài phân tích để có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp.
Dưới đây là một số lưu ý:
- Một số dạng doanh nghiệp như BĐS thường hạch toán lợi nhuận vào quý 4 -> nên theo dõi báo cáo năm.
- Báo cáo quý 1 và quý 3 không được kiếm toán.
- Cảnh giác cao với lợi nhuận tài chính đột biến
- Cổ phiếu chu kì là một cái bẫy có thể làm bốc hơi 80% tài sản.
- Bạn nên tham khảo tư vấn của GS.Lab là tốt nhất 🙂
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì quan trọng nhất là ”LỢI NHUẬN” rồi.
Với phương pháp của mình thì có 2 điều sau:
- Lợi nhuận quý này phải có tiềm năng tăng trưởng so với cùng kì.
- Lợi nhuận quý này tăng trưởng so với quý gần nhất.
Thỏa 2 điều trên sẽ giúp điểm mua cổ phiếu tốt nhất và cũng ”chạy” nhanh chỉ số chung.
Tổng kết
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng của Doanh nghiệp, thể hiện được khả năng tạo ra doanh thu, sinh lời mà mô hình kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra.
Qua đó, nó giúp cho các nhà đầu tư biết được ảnh hưởng của các loại chi phí lên lợi nhuận của doanh nghiệp, để từ đó có những quyết định đầu tư phù hợp nhất
Hiện tượng Dellphic – cách giao dịch chỉ với 3 đường MA
Hiện tượng Delphic Buy
3 đường MA cơ bản
Để xác định hiện tượng Delphic, Trader cần sử dụng ba đường trung bình động như sau:
- Đường MA 5: Đường trung bình di động 5 ngày – đặc trưng cho xu hướng ngắn hạn
- Đường MA 20: Đường trung bình di động 20 ngày – đặc trưng cho xu hướng trung hạn
- Đường MA 50: Đường trung bình di động 50 ngày – đặc trưng cho xu hướng dài hạn
Hiện tượng Dellphic Buy
Đầu tiên, đường MA 5 bứt phá tăng và cắt lên trên đường MA 20. Sau đó, đường MA 5 và MA 20 cũng lần lượt cắt lên đường MA 50.
Sau một thời gian tăng thì đường MA 5 điều chỉnh và giảm trở lại. Đường MA 5 ngày cắt xuống MA 20, nhưng không cắt xuống đường MA 50 ngày.
Đường MA 5 sau đó lại cắt lên trên Đường MA 20 một lần nữa cùng với sự gia tăng đột biến về khối lượng.
- Có thể tạo khoảng trống GAP về giá trong một vài phiên.
- Cả 2 đường MA ngắn nằm trên Đường MA50.
Chiến lược giao dịch
Chiến lược giao dịch rất đơn giản.
- Các bạn có thể Buy khi hiện tượng Delphic Buy xuất hiện trên đồ thị.
- Các bạn có thể Sell khi hiện tượng Delphic Sell xuất hiện trên đồ thị.
Dừng lỗ các bạn đặt phía trên/dưới cây nến tín hiệu hoặc phía dưới các ngưỡng hỗ trợ/ trên các ngưỡng kháng cự gần nhất – sao cho hợp lý!
Lưu ý
Vùng nguy hiểm
Đây là vùng giữa đường MA 20 và MA 50.
Khu vực này không phải là nơi tốt để thực hiện giao dịch vì là nơi quyết định hướng đi của thị trường.
Vì lý do này, bạn nên đợi cho đến khi một sự đột phá tăng hoặc giảm xảy ra để mở một vị thế.
Hệ thống thất bại
Hiện tượng này xảy ra khi MA 5 cắt xuống MA 20.
Thay vì trở lại cắt lên trên MA 20 như ở hiện tượng Delphic thì MA 5 tiếp tục cắt xuống MA 50.
ngược lại khi MA 5 cắt lên trên MA 20, thay vì cắt trở lại MA 20 một lần nữa thì MA 5 tiếp tục cắt lên trên MA 20, kích hoạt tín hiệu mua.
Hệ thống thất bại có thể coi là hiện tượng Delphic ngược.
Điều kiện lý tưởng
Để đảm bảo rằng sự thay đổi trong xu hướng thị trường đã xảy ra:
- Chúng ta phải đợi cho đến khi MA20 cắt lên MA 50.
- Ngoài ra, đường giá phải vượt qua đường MA20 theo cùng hướng của hai đường trung bình động giao nhau.
- Giá nằm trên MA200 để đảm bảo xu hướng tăng.
VCP – Mẫu hình thu hẹp biến động của nhà vô địch Mark Minervini
Mô hình VCP là gì ?
VCP là từ viết tắt của Volatility Contraction Pattern – Mẫu hình thu hẹp biên độ biến động.
Đặc trưng ở mẫu hình này là sự thu hẹp biến động của giá trước khi giá chuẩn bị tăng tốc đến một nền giá mới.
Hãy cùng quan sát và phân tích ví dụ sau:
Ở ví dụ trên, chúng ta có thể thấy đường đi của giá giao động với biên độ giảm dần trước khi xuất hiện điểm break out.
Đặc trưng của phiên trước break-out đó là:
- Volume cạn kiệt
- Giá giao động biên độ hẹp
Các đặc trưng của mẫu hình VCP
- Số lần thu hẹp: Thông thường là 2 – 4 lần thu hẹp giá.
- Biên độ của mỗi lần thu hẹp giảm dần: vùng (1) điều chỉnh 20%, vùng (3) điều chỉnh 12%, vùng (3) điều chỉnh 5-7%.
- Phân tích tâm lý của mẫu hình VCP
Mẫu hình VCP hình thành dựa trên quy luật cung – cầu.
Qua các đợt điều chỉnh, lượng cung giảm dần cho đến khi cạn kiệt nguồn cung (Trong ví dụ trên, tại đợt giảm giá cuối cùng – đoạn 5 – lượng cung đã cạn kiệt).
Do đó mà biên độ của mỗi lần điều chỉnh sẽ giảm dần.
Khi nguồn cung cạn kiệt, bên mua thắng thế, giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên một nền giá mới.
Giao dịch với mẫu hình VCP
Mẫu hình thường hình thành trong vài tuần trước phiên breakout (bùng nổ của giá + thanh khoản)
- Cổ phiếu nằm trong trend tăng dài hạn – tốt nhất là nằm trong pha 2 – Pha tăng giá
- Mua khi giá có phiên breakout khỏi đường kháng cự của VCP tăng giá.
- Ban có thể mua thăm dò tại phiên trước break out (phiên volume cạn kiệt)
- Mục tiêu ngắn hạn: giá từ đường kháng cự + thêm khoảng cách của độ sâu của đợt co thắt cao nhất (đoạn 1)
- Stoploss: đặt -5% từ điểm break out hoặc giá thủng nền tích lũy gần nhất.
Xem thêm: Mẫu hình 3C của phù thủy Minervini.
Những lưu ý khi sử dụng mẫu hình VCP
Mẫu hình VCP sử dụng tốt nhất khi một cổ phiếu đang trong trend tăng dài hạn. Khi này thời điểm mua vào tốt nhất là tại phiên trước break out (phiên volume cạn kiệt), hoặc bạn cũng có thể mua tại phiên break out.
Khung thời gian tốt nhất để phân tích mẫu hình VCP là nến Ngày.
Kiên nhẫn chờ đợi mẫu hình hoàn tất mới thực hiện mua vào tránh trường hợp mua quá sớm sẽ bị chôn vốn hoặc mất kiên nhẫn sẽ bán ra.
Mẫu hình VCP tại cổ phiếu Việt Nam
Cổ phiếu REE
Chi tiết bạn xem trên hình nhé.
Mô hình REE tuy có bật tăng nhưng test lại ngay điểm break rồi sau đó mới bật.
Nếu tuân thủ quy tắc cắt lỗ thì bạn không ”mát hàng”.
Cổ phiếu DXG
DXG hình thành cả mẫu hình VCP và mẫu hình 3c của phù thủy Mark.
DXG thông thường mỗi năm đều có 1 con sóng nhân đôi.
Nếu sử dụng đúng mẫu hình VCP thì khả năng kiếm lời 50% là hoàn toàn có thể.
Mẫu hình 3-C của Minervini – Cách chọn ra cổ phiếu dẫn sóng thị trường
Mẫu hình 3C là một mẫu hình giúp tìm ra các cổ phiếu tiềm năng theo phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng.
Bài viết dưới đây sẽ giúp ban hiểu thêm về mẫu hình 3C qua các nội dung chính:
- Mẫu hình 3C là gì ?
- Đặc điểm và các lưu ý với mô hình 3C
- Quan trọng nhất là cách vào lệnh giao dịch với mô hình.
Chúng ta bắt đầu ngay sau đây với nội dung:
Mẫu hình 3C là gì ?
Mẫu hình 3C là viết tắt của Cup Completion Cheat ( chiếc cốc gian lận).
Nó giúp bạn tìm được điểm mua sớm hơn so với mẫu hình cốc và tay cầm.
Mẫu hình 3C xuất hiện khi giá bị thắt chặt mạnh và khối lượng ngày càng thu hẹp.
Xét về thuộc tính, đây là mẫu hình:
- Tiếp diễn của xu hướng trước đó (tức phần tăng của chiếc cốc).
- Xuất hiện ở giữa hoặc vùng 1/3 trên hoặc 1/3 dưới của chiếc cốc.
- Giúp xác định điểm mua Pivot tốt cho một xu hướng tăng tiếp theo.
Mẫu hình 3C thường xuất hiện ở các cổ phiếu dẫn dắt khi thị trường chung có sự điều chỉnh.
Giai đoạn tốt nhất để mua cổ phiếu là gì ?
4 giai đoạn của cổ phiếu
Có 4 giai đoạn về giá của một cổ phiếu:
- Giai Đoạn 1 – Pha Tích lũy: hay còn gọi là giai đoạn cũng cố khi giá cổ phiếu biến động rất ít bất chấp thông tin xấu
- Giai Đoạn 2 – Pha Tăng Tốc: Giá tăng sau khi củng cổ (tích lũy) đủ lâu.
- Giai Đoạn 3 – Pha Đạt Đỉnh: hay còn gọi là giai đoạn Phân Phối. Tin tốt xuất hiện nhưng giá không còn tăng mạnh và hiện tương chốt lời xảy ra.
- Giai Đoạn 4 – Pha Giảm Giá: Giá cổ phiếu giảm mạnh bất chấp tin tốt.
Các phù thủy đầu tư theo đà tăng trưởng như Mark Minervini, David Ryan, Dan Zanger cho rằng chúng ta chỉ nên tham gia giao dịch khi cổ phiếu đang trong Giai Đoạn 2 – Pha Tăng Tốc.
Có hơn 95% cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi vào Giai Đoạn 2.
Vậy nên, giao dịch cổ phiếu trong Giai Đoạn 2 giúp bạn:
- Hạn chế rủi ro,
- Tỷ lệ thành công cao nhất
- Tối đa hóa lợi nhuận của mình.
8 tiêu chí của cổ phiếu đang nằm trong Pha Tăng Tốc
- Giá phải nằm trên đường trung bình di động MA 150 ngày và 200 ngày.
- Đường MA 150 ngày phải nằm trên đường MA 200 ngày.
- Đường MA 200 phải dốc lên ít nhất 1 tháng. Lý tưởng nhất là từ 4 – 5 tháng hoặc lâu hơn nữa.
- Đường MA 50 ngày phải nằm trên MA 150 ngày và MA 200 ngày.
- Giá hiện tại phải cao 25% so với đáy thấp nhất 52 tuần.
- Giá hiện tại phải nằm trong 25% vùng đỉnh 52 tuần gần nhất ( nghĩa là GIÁ đã tạo xọng đáy)
- Xếp hạng RS ( Relative Strenght – Sức Mạnh Tương Đối) ít nhất là 70%.
- Giá hiện tại đang giao dịch trên đường MA 50 ngày.
Các tiêu chí của mẫu hình 3C
Bên cạnh việc xác định cổ phiếu đang nằm trong Giai Đoạn 2 – Pha Tăng Tốc, chúng ta cần đảm bảo cổ phiếu mục tiêu phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Trước đó, cổ phiếu có pha tăng giá dao động từ 25% – 100% (hoặc hơn) kéo dài dài từ 3 – 25 đến 5 tuần.
- Thời gian ít nhất từ 3-45 tuần.
- Giá giảm từ đỉnh tới đáy khoảng từ 15% – 50%.
Ở những cổ phiếu dẫn dắt thị trường, các cổ phiếu này thường hoàn tất mẫu hình 3C và chuyến sang giai đoạn tăng giá sớm hơn nhiều so với thị trường chung.
Lưu ý:
- Cổ phiếu giảm quá 50% thông thường thì tỷ lệ thành công của mô hình rất thấp.
- Mẫu hình chiếc cốc gian lận thường xuyên xuất hiện khi thị trường chung có sự điều chỉnh
Giao dịch với mẫu hình 3C
Mua ở vùng 1/3 cuối cùng của nền giá.
Việc mua ở 1/3 cuối cùng của nền giá rủi ro hơn so với 1/3 ở giữa hoặc 1/3 đầu tiên.
Nếu đúng, tiềm năng lợi nhuận sẽ lớn hơn vì bạn ua được tại mức giá thấp hơn.
Mở vị thế MUA thăm dò 40% với mẫu hình Tay cầm
Bổ sung vị thế MUA khi hình thành vùng tay cầm gần khoảng 10% so với đỉnh cũ.
Mua phần còn lại khi giá break đỉnh
Việc vượt đỉnh với cổ phiếu mạnh là tín hiệu tốt.
Nó cho thấy lựa chọn của chúng ta đã đúng.
Vì vậy chúng ta cần mạnh dạn để tối ưu hóa lợi nhuận.
Nếu lo sợ, bạn có thể chia làm 2 phần như sau:
- Mua khi giá vượt đỉnh với khối lượng lớn
- Mua khi đồ thị tuần đóng của ATC vượt đỉnh.
Đây chính là cách chia lệnh giải ngân vào một cổ phiếu và làm giảm giá vốn mua bình quân.
Mẫu hình Cheat nằm ở đáy cho xác suất thành công cao hơn với cổ phiếu tăng trưởng đầu ngành.
5 ví dụ thực tế về mẫu hình 3C trên thị trường chứng khoán Việt Nam
HAH – mô hình hoàn hảo
HAH – Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE).
Đây có thể được coi là cổ phiếu hàng đầu cho lĩnh vực vận tải nội địa đường thủy.
Cổ phiếu tăng nhờ thông tin hỗ trợ như:
- Giá cước vận tải tăng cao
- Nhu cầu tăng cao hậu Covid
- Kết quả kinh doanh tăng trưởng liên túc trên 50%
Cổ phiếu DCM Chỉ có phần CHEAT
DCM – Đạm Cà Mau
Cổ phiếu tăng nhờ thông tin hỗ trợ như:
- Giá hàng hóa – Ure tăng cao do nhu cầu và chiến tranh Nha- Ukraina.
- Doanh thu đến từ xuất khẩu – hưởng lợi trực tiếp
NKG xuất hiện CHEAT ở 2/3 đáy cốc
NKG- Tôn Nam Kim
Câu chuyện tương tự DCM khi hưởng lợi nhờ giá cả hàng hóa tăng.
Cổ phiếu DPM chỉ có điểm mua tại cùng đáy 1
- Mã DPM tạo CHEAT và có điểm mua ở vùng đáy luôn.
- Không có phần Handle – tay cầm
Do đó, thực tế chúng ta luôn phải quan sát và mở mua thăm dò.
Cổ phiếu GAS chỉ có điểm mua tại cùng đáy 1 nhưng thât bại
GAS tuy có phần CHEAT nhưng giá đã không tạo được vùng tay cầm để break lên.
Tổng hợp 3 dạng mô hình đảo chiều cái Nêm mở rộng
Mô hình Nêm Mở Rộng là 1 mô hình cực kỳ đơn giản.
Nếu để ý thì bạn sẽ thấy Mô hình Nêm Mở Rộng xuất hiện rất thường xuyên trên tất cả các khung thời gian, và thường đi sau nó là các đoạn giá giảm và tăng rất mạnh.
Đương nhiên rồi!
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách giao dịch với Mô hình Nêm Mở Rộng.
Mô hình Nêm Mở Rộng là gì ?
Mô hình Nêm Mở Rộng đại diện cho sự suy yếu của cả phe mua hoặc phe bán.
Nó là 1 mô hình đảo chiều từ tăng sang giảm; hoặc từ giảm sang tăng.
Nêm Mở rộng có dạng 1 cái nêm mở rộng ra từ trái sang phải, có thể dốc lên hoặc dốc xuống với các cấu trúc không rõ xu hướng.
Như vậy Mô hình Nêm Mở Rộng xuất hiện khi thị trường trong trạng thái tích lũy.
Có 2 dạng nêm mở rộng chính là
- Mở rộng về góc bên phải BRA
- Đỉnh, đáy mở rộng
Nêm mở rộng góc tăng dần góc phải là gì ?
Định nghĩa
Nêm mở rộng góc tăng dần góc phải có tên tiếng Anh là là BROADENING RIGHT ANGLE.
Đây là một mô hình đảo chiều đi xuống.
- Mô hình được hình thành bởi hai đường phân kỳ, hỗ trợ là một đường ngang và kháng cự là một đường tăng xiên, do đó, nó là một tam giác giảm dần ngược.
- Trông nó giống một cái nêm mở rộng về bên phải.
- Hỗ trợ, kháng cự phải được chạm ít nhất hai lần để được xác nhận.
Một nêm mở rộng tăng dần ở góc phải phản ánh sự lo lắng và do dự ngày càng tăng của các nhà đầu tư.
Sự hình thành của mô hình này phải được đặt trước bởi một chuyển động tăng giá. bền vững.
Một nêm mở rộng góc tăng dần về phía bên phải BRA trông như sau:
Số liệu thống kê tăng, giảm
Dưới đây là một số thống kê về nêm mở rộng góc tăng dần theo góc phải RBA:
- 70% trường hợp giá vào xu hướng giảm
- Nếu break khỏi kênh trên, 90% giá sẽ tăng được 1 khoảng có độ dài h – như trên hình
- Nếu break khỏi kênh trên, giá chỉ đi được một khoảng h/2; chỉ có 40% là giá đi được một khoảng dài bằng h
- 44% xảy ra trường hợp giá hồi lại kênh tăng và 70% giá hồi lại kênh giảm
2 chiến lược giao dịch mô hình RBD
Chiến lược truyền thống
- Vào lệnh: Mua hoặc bán khi giá break out khỏi mô hình
- Cắt lỗ: Điểm dừng lỗ được đặt trên ngưỡng hỗ trợ
- Mục tiêu: Mục tiêu lý thuyết của mô hình:
Thống kê cho thấy:
- Ưu điểm: Mục tiêu tối thiểu thường đạt được (91% trường hợp)
- Nhược điểm: Thường gặp phải pullback (72% trường hợp). Do đó, tốt hơn là nên chờ đợi pullback để vào lệnh
Chiến lược mua chủ động
- Vào lệnh: Mở một vị thế mua ở lần tiếp xúc thứ 3 với hỗ trợ
- Cắt lỗ: Mức dừng lỗ được đặt dưới mức thấp nhất cuối cùng điểm
- Mục tiêu: Vị thế mua chủ động nên bạn cần nắm chắc vè cơ bản của doanh nghiệp.
Lưu ý
- Mô hình tăng dần sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong xu hướng kéo dài dưới ba tháng.
- Mô hình giảm dần thì xu hướng nên lâu hơn ba tháng.
- Các mô hình tăng dần cao thì hiệu quả hơn các mô hình tăng dần thấp.
Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), xu hướng giá trước khi tạo mô hình RBA thì thường là xu hướng tăng (67% trong tổng thời gian) thay vì xu hướng giảm (chỉ 33%) và giá phá vỡ xuống bên dưới chiếm đến 66% tổng thời gian so với tình trạng giá phá vỡ đi lên chỉ chiếm 34% tổng thời gian.
Cái nêm đỉnh, đáy mở rộng
Đỉnh – Đáy mở rộng là gì?
Đỉnh- Đáy mở rộng là một mô hình đảo chiều tăng giá.
Mô hình được hình thành bởi hai đường phân kỳ đối xứng theo chiều ngang.
- Nó là một tam giác đối xứng ngược.
- Hai đầu tam giác mở rộng.
- Mỗi đường phải được chạm ít nhất hai lần để được xác nhận.
Chiến lược giao dịch với mở rộng đỉnh đáy
Chiến lược truyền thống
- Vào lệnh: Thực hiện một vị thế mua tại điểm phá vỡ sau lần chạm thứ 5 hoặc thứ 6.
- Cắt lỗ: Mức dừng lỗ được đặt dưới ngưỡng kháng cự
- Mục tiêu: Mục tiêu lý thuyết của mô hình
Chiến lược mua chủ động
- Vào lệnh: Mua tiếp xúc với vùng hỗ trợ lần thứ 3.
- Dừng lỗ: khoảng 2-3% so với điểm mua
- Chốt lời: Mục tiêu như trên hình.
Mô hình Kênh giá – Chỉ báo dài hạn đơn giản nhất
Mô hình kênh giá là giao dịch đồng hành cùng với xu hướng nên độ chính xác và an toàn là rất cao.
Hôm nay, GS.Lab sẽ trình bày tất cả với các bạn về mô hình kênh giá và cách giao dịch nó một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Mô hình kênh giá Channel là gì ?
Kênh giá là một mô hình tiếp diễn đầu tiên mà mọi nhà giao dịch đều phải biết.
Mô hình kênh giá (Channel) là một dạng phát triển của giá theo xu hướng gồm 2 đường Kháng Cự và Hỗ Trợ song song với nhau.
Mô hình kênh giá gồm 2 thành phần chính:
- Một đường nối các đáy (hoặc đỉnh) lại với nhau được gọi là trendine.
- Một đường thẳng song song với trendline, nối các đỉnh (hoặc đáy).
Đây cũng là một trong những mô hình giá được rất nhiều các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang sử dụng hiện nay với 3 dạng chính là:
- Kênh giá tăng
- Kênh giá giảm
- Kênh giá đi ngang
Những đặc điểm của Kênh giá
- Khi giá xuống thấp tới đường biên độ dưới của kênh giá, nó sẽ được hỗ trợ và bên người mua bắt đầu đẩy thị trường đi lên.
- Khi giá lên cao tới đường biên độ trên của kênh giá, nó sẽ gặp phải kháng cự từ nhóm người bán, những người bắt đầu đẩy thị trường đi xuống.
- Khi Kháng cự hoặc hỗ trợ bị phá vỡ thì kênh giá mới sẽ hình thành.
- Độ dốc của kênh giá rất quan trọng: Khi kênh giá càng dốc chứng tỏ xu hướng đó khá yếu và sẽ dễ bị phá vỡ.
- Nếu độ dốc quá lớn bạn nên ưu tiên giao dịch theo hướng của kênh giá: kênh giá tăng, dốc lên => nên MUA; kênh giá giảm, dốc xuống => nên BÁN.
- Nếu kênh giá có độ dốc không quá lớn bạn có thể mua bán hai chiều.
3 bước vẽ mô hình kênh giá
Bước 1:Xác định xu hướng
Với mô hình kênh giá, cách vẽ tương tự như vẽ trendline.
- Các đáy mới cao hơn đáy cũ và đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ ⇒ Xu hướng tăng.
- Các đáy mới thấp hơn đáy cũ và đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ ⇒ Xu hướng giảm.
Xem thêm: Cách vẽ vùng xu hướng chuẩn chuyên gia
Bước 2: Vẽ đường xu hướng
- Đối với xu hướng tăng, vẽ một đường thẳng hướng lên đi qua càng nhiều đáy càng tốt.
- Đối với xu hướng giảm, vẽ một đường thẳng hướng xuống đi qua càng nhiều đỉnh càng tốt.
Bước 3: Vẽ đường thẳng song song với trendline
Hãy vẽ một đường thẳng song song với Trendline vừa vẽ:
- Đối với xu hướng tăng, đường thẳng song song với trendline đi qua càng nhiều đỉnh càng tốt.
- Đối với xu hướng giảm, đường thẳng song song với trendline đi qua càng nhiều đáy càng tốt.
2 cách giao dịch hiệu quả với mô hình kênh giá
Giao dịch trong kênh giá
Cách này thường dành cho các xu hướng dài hạn trên đồ thị tuần.
Với kênh giá tăng thì điểm giao dịch như sau:
- Điểm mở lệnh: Khi giá chạm Hỗ Trợ của kênh giá.
- Điểm dừng lỗ: Đặt tại mức giá chạm Hỗ Trợ trước đó.
- Điểm chốt lời: Bạn chốt lời khi giá chạm vào Kháng Cự.
Giao dịch phá vỡ Break Out
Cách đặt lệnh theo cách này sẽ dựa trên điểm phá vỡ của mô hình kênh giá.
Đây là một dấu hiệu tốt để cảnh báo giá có thể sẽ đảo chiều xu hướng.
Biên độ kênh giá nên dao động dưới 20% thì tín hiệu break tốt nhất.
Tất nhiên, bạn cũng nên dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các tín hiệu phân tích cơ bản khác để tối ưu điểm vào lệnh.
Cách đặt lệnh giao dịch theo điểm break out của mô hình channel tăng như sau:
- Điểm mở lệnh: Điểm đặt lệnh sẽ là khi cây nến phá vỡ (Break Out) vùng Hỗ Trợ kết thúc.
- Điểm dừng lỗ: Đặt lệnh tại điểm giá chạm đường Kháng Cự trước đó.
- Điểm chốt lời: Khi giá chạm lại các mức Hỗ trợ mà nó tạo ra trong mô hình.
Tổng kết
Mô hình channel sẽ mang lại hiệu quả rất lớn nếu như áp dụng thành công trong đầu tư.
- Khi thiết lập kênh giá, các đường xu hướng (trendline) phải song song với nhau.
- Đường xu hướng dưới của kênh giá là vùng xem xét mua, còn đường xu hướng trên của kênh giá là vùng xem xét bán.
- Nên có một đường kênh giữa để xem xét
- Chỉ MUA khi giá chạm đường xu hướng dưới trong kênh giá tăng.
Cũng giống như khi vẽ đường xu hướng (trendline), đừng bao giờ ép giá vào trong kênh giá mà bạn muốn.