Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để GS.Lab hỗ trợ bạn nhé!
MFI (Money Flow Index) là chỉ báo dùng để xác định đường xu hướng giá và giúp đưa ra những cảnh báo về khả năng thay đổi chiều của giá. Để có thể rõ hơn về chỉ báo MFI này hãy cùng MarginATM tìm hiểu bài viết này nhé!
MFI là gì ?
Money Flow Index (MFI – Chí báo dòng tiền) là một dao động kết hợp giá và khối lượng giao dịch (volume) để đo áp lực mua và bán, được sử dụng để hiển thị dòng tiền.
Điều này được thực hiện thông qua phân tích cả giá và khối lượng.
MFI do Gene Quong và Avrum Soudack sáng tạo ra.
Bằng việc dựa vào các tính chất của RSI, được bổ sung thêm yếu tố khối lượng nên MFI còn được gọi là chỉ báo RSI có trọng số khối lượng hay RSI có trọng khối.
Tính toán của MFI tạo ra một giá trị sau đó được vẽ dưới dạng một đường di chuyển trong phạm vi 0-100, làm cho nó trở thành một bộ dao động.
- Khi MFI tăng, điều này cho thấy áp lực mua đang gia tăng.
- Khi nó giảm, điều này cho thấy áp lực bán gia tăng.
Chỉ số Dòng tiền có thể tạo ra một số tín hiệu, đáng chú ý nhất: điều kiện mua quá nhiều và bán quá mức, phân kỳ.
Cấu tạo của chỉ báo MFI
Để tính chỉ số MFI, trước tiên là xác định giá đặc trưng (Typical Price – TP) của giai đoạn quan sát:
TP = (HIGH + LOW + CLOSE)/3
Sau đó tính lượng dòng tiền (Money Flow – MF):
MF = TP * VOLUME
- Nếu giá điển hình hôm nay cao hơn hôm qua thì dòng tiền sẽ dương,
- Nếu giá hôm nay thấp hơn hôm qua thì dòng tiền âm.
Dòng tiền dương là tổng các dòng tiền dương trong một giai đoạn nhất định, tương tự với dòng tiền âm.
Tiếp theo tính tỷ lệ tiền (Money Ratio – MR):
MR = Dòng Tiền Dương (PMF)/Dòng Tiền Âm (NMF)
Cuối cùng, dùng tỷ lệ tiền để tính ra chỉ số MFI:
MFI = 100 – (100/(1 + MR))
Cấu tạo của MFI gồm 2 phần:
- Đường MFI được tính như đã nói ở trên và sẽ duy chuyển lên xuống trong khoảng từ 0 đến 100.
- 2 đường biên trên và dưới (mặc định là ở 20 và 80).
Mặc định ban đầu, MFI sẽ tính toán trong giai đoạn thời gian 14 chu kỳ (14 ngày theo đồ thị hàng ngày, 14 giờ theo biểu đồ hàng giờ,…)
04 tín hiệu của chỉ báo MFI
Cách xây dựng và phân tích chỉ số này rất giống với chỉ báo RSI (Relative Strength Index).
Tuy nhiên RSI liên quan đến dữ liệu giá còn MFI là mối liên hệ giữa dữ liệu giá và khối lượng được giao dịch.
MFI quá mua (Overbought), quá bán (Oversold)
MFI nằm trên 80 báo hiệu thị trường đang quá mua và sắp giảm giá.
Điều này thường xảy ra trong một xu hướng tăng, và báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh giảm giá hay đảo chiều xu hướng từ tăng thành giảm.
Bạn có để điều chỉnh đường biên xuống mức 70 tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc tín hiệu đôi khi sẽ bị nhiễu hơn so với đường 80.
Phân kỳ MFI (Divergence)
Ở xu hướng tăng ⇒ Xét đỉnh:
- Xu hướng tăng sẽ có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo MFI lại cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- Khi đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều từ tăng thành giảm.
Tín hiệu phân kì (ẩn) tiếp diễn
Ở xu hướng tăng ⇒ Xét đáy:
- Xu hướng tăng sẽ có đáy giá sau cao hơn đáy giá trước nhưng chỉ báo MFI lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau thấp hơn đáy trước.
- Khi đó giá sẽ có xu hướng tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.
Kết hợp chung với một số chỉ báo khác
Có 6 chỉ số dao động giá thông dụng:
- Chỉ số Sức mạnh Tương đối: Relative Strengh Index (RSI)
- Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ: Moving Average Convergence and Divergence (MACD)
- Chỉ số Lưu lượng Tiền: Money Flow Index (MFI)
- Chỉ số Stochatic Chậm và Nhanh
- Chỉ số Williams %R
- Chỉ số ADX – Average Directional Index
Bạn có thể kết hợp MFI với một trong 5 chỉ báo còn lại bằng cách
Sử dụng đường chậm và đường nhanh để cho tín hiệu
Ví dụ:
- MFI 14 ngày đi chung với RSI 7 ngày
- ADX dùng để đo xu hướng kết hợp MFI..
Ngoài ra, bạn còn có thể cọn kết hợp với một trong 4 chỉ báo xu hướng là:
- Đường Trung bình Trượt Giản đơn: Simple Moving Averages (“SMA”)
- Trung bình Trượt Cấp số nhân: Exponential Moving Averages (“EMA”)
- Chỉ số Biên độ Biến động Giá: Bollinger Bands
- Chỉ số Báo hiệu Giá đảo chiều: Parabolic SAR (PSAR)