Trải qua 2 chu kỳ lớn của thị trường là 2017-2018, 2020-2022 cũng với kinh nghiệm làm nghề từ năm 2015 thì mình thấy rằng đa số NĐT đều rất thích nói về MUA
…lúc nào cũng có thể hỏi mua con nào, mua cái gì ….
Nhưng sau đó mình đã nhận ra rằng:
À, không phải !!!
Quản trị rủi ro mới là yếu tố quyết định sự thành công của bất kỳ một nhà đầu tư nào !
Trong quản trị rủi ro có rất nhiều yếu tố và dưới đây là 6 kim chỉ nam trong nguyên tắc của mình.
- Nguyên tắc cắt lỗ
- Nguyên tắc chốt lãi
- Nguyên tắc kỷ luật
- Nguyên tắc đưa kịch bản
- Bảo vệ tài sản tùy thời điểm
- Nguyên tắc quản trị rủi ro
Vì sao quản trị rủi ro là ưu tiên hàng đầu ?
Quản trị rủi ro đối với mình là ưu tiên hàng đầu, quan trọng nhất trong việc giao dịch.
Dưới đây là một vài ví dụ vô cùng thú vị trong cuộc sống và đầu tư.
Trong bóng đá
”Cách tấn công tốt nhất là một hàng phòng ngự vững chắc”
Trong lịch sử bóng đá có rất nhiều đội bóng như pháo thủ Arsenal hay Paris Saint-Germain với rất nhiều cầu thủ tấn công nhưng chưa bao giờ vô dịch Cúp C1.
Jose Mourinho đã 2 lần vô địch cúp C1 nhờ nghệ thuật phòng ngự cực kỳ vững chắc của mình.
Xem thêm: Ông vua chung kết Mourinho
Những đội bóng như Ý, Đức với lỗi đá phòng ngự phản công rất chặt chẽ thường xuyên vào vòng chung kết.
Thậm chí Real khi Cristiano Ronaldo ra đi thì vẫn có nhưng kết quả rất tốt nhờ hàng tiền vệ, hậu vệ vững chắc của mình.
Tư đó, có thể thấy rằng:
Bí quyết để lên ngôi vô địch là tránh mắc sai lầm, hạn chế điểm yếu và tối đa điểm mạnh.
Trong kinh doanh
- Ở bất kỳ dự án lớn, ý tưởng lớn hay trong từng báo cáo của mỗi công ty đều có phần rủi ro, dự phòng giảm giá.
- Trong báo cáo tài chính của ngân hàng đều có phần nhóm Nợ xấu, trích lập dự phòng.
Một doanh nghiệp muốn tăng trưởng bền vững thì người quản lý phải nghĩ tới vấn đề rủi ro.
Vingroup đã từng mở rộng rất nhiều mảng như bản lẻ với Vinmart, Adayroi; điện thoại với VinSmart hay cả vận tải hàng không…. nhưng ngay khi không hiệu quả thì ”cắt” luôn.
Xem thêm: Những thương vụ rút chân ra khỏi thị trường của Vingroup.
Nếu anh chị đầu tư chứng khoán từ năm 2010 thì đều biết bầu Đức từng là tỷ phú số 1 tại Việt Nam hay trước đó là Đặng Thành Tâm với Kinh Bắc – KBC.
Anh Đức ôm đồm quá nhiều lĩnh vực và lại không hiệu quả như
- Bán BĐS đúng đáy
- Cao su, dầu cọ rớt giá
- Thủy điện bán sớm trong khi nếu ”để lại” như REE thì giờ đã thành công.
Trong y tế
Vắc-xin để phòng ngừa rủi ro từ bệnh tật.
Vắc-xin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus.
Vắc-xin giúp bạn tránh được rủi ro bệnh tật, di chứng và chi phí tiêm chủng thấp hơn rất nhiều so với điều trị.
Trong đầu tư cũng vậy
Điều cốt yếu đầu tiên trong việc đầu tư đó là quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro thường bao gồm quản trị vốn và quản trị danh mục.
Mark Minervini
Mark Minervini – môn đệ của O’Neil là tác giá của 3 luôn sách và 2 lần vô dịch chứng khoán Mỹ:
- Năm 1997 với mức lợi nhuận là 155%
- Năm 2021 ở hạng mục Money Manager Verified Ratings dành cho tài khoản từ 1 triệu đô la trở lên với mức lợi nhuận là +334.8%
Chỉ 5% NĐT là thành công về dài hạn trên thị trường khoán.
Người bạn tài năng chợt biến mất của ngài Buffett
Rick Guerin là nhân vật bí ẩn nhất trong số 9 nhà đầu tư vĩ đại mà ngài Buffett giới thiệu.
- S&P 500 tăng vỏn vẹn 316% sau 19 năm, thì tài sản ròng của quỹ Pacific Partners tăng 22,200%, tức là gấp 70 lần so với trung bình của thị trường
- Những năm thị trường tăng tốt như 1967, 1968 hay 1976, tỷ suất lợi nhuận Rick Guerin mang về luôn ở mức trên 100%, thậm chí có lúc còn đạt 180%.
- Ngược lại, giai đoạn thị trường giảm thê thảm như 1973-1974, quỹ Pacific Partners lại giảm trên 62%, tức bốc hơi gần 2/3 tài sản của quỹ.
Nhiều năm sau, không ai tìm được thông tin nào về Rick Guerin trên báo đài, phương tiện điện tử hay bất cứ đâu cả.
Ông ta lặng tăm trong bóng tối một cách “lạ thường”…
Đọc thêm: Người bạn tài năng chợt biến mất của ngài Buffett
Đừng để mất tiền – nguyên tắc cắt lỗ
Việc cắt lỗ đơn giản như là mua bảo hiểm cho bản thân, công ty hay 1 chiếc ô tô mỗi năm.
Nó giúp bạn an tâm và tránh mất mát lớn về sau.
Bảo vệ vốn là yêu cầu bắt buộc trước khi mở vị thế
Cắt lỗ thì không có hỗ trợ
Việc cắt lỗ sẽ giúp bạn tránh rơi vào tình huống khó xử thậm chí là mất hết vốn.
Chính bạn là người hiểu rõ tài khoản nhất:
- Tỷ suất sinh lợi hiện tại
- Tỷ lệ margin
- Giá mua- Giá bán…
Hãy coi việc cắt lỗ là bữa ăn sáng mỗi ngày và hãy làm nó một cách bình thản nhất.
Dưới đây là một vài kinh nghiệm của mình:
- Cắt lỗ trong khoảng 5-10%
- Có thể bán 30-50% trước.
- Tuân thủ quy tắc mua: Điểm mua tham dò, mua bùng nổ,…
Lợi ích của cắt lỗ
Đừng quá lo lắng về các khoản lỗ !
Việc cutloss giúp bạn giảm thiệt hại và bảo vệ nguồn vốn tốt hơn.
Với phương pháp chọn cổ phiếu mạnh của Chứng khoán Center, anh em luôn có rất nhiều cơ hội sinh lợi vượt trội.
Tất nhiên, cắt lỗ luôn phải đi kèm với kế hoạch giao dịch từ trước và đừng do dự.
Xem thêm: Những tác động dẫn tới quyết định giao dịch sai lầm.
Nếu số lỗ của anh em dưới 25% thì mình có thể giúp gỡ lại vốn được.
Còn con số lớn hơn thì sẽ rất là khó và dễ hình thành tâm lý cờ bạc, ưa mạo hiểm hơn.
Nguyên tắc chốt lãi
Nhiều nhà đầu tư lãi rất lớn nhưng không chốt để rồi sớm để khoản lãi vụt mất.
Thậm chí tệ đến nỗi để cp từ lãi 20-30% về huề vốn hoặc lỗ nặng luôn.
Đặc biệt, nếu bạn sử dụng margin cao mà không có một điểm dừng lãi, bán hạ tỷ trọng thì chắc chắn sẽ bị tâm lý rất lớn khi cổ phiếu đó sụt giảm mạnh.
Thông thường, quy tắc chốt lãi được mình áp dụng như sau:
- Hạ tỷ trọng 30-50% khi cổ phiếu tăng 15% ( mốc 1 ) và hạ tiếp khi cổ phiếu tăng 30-40%.
- Chốt lời khi cổ phiếu tăng giá mạnh và dừng lãi khi cổ phiếu phá vỡ mẫu hình tăng giá.
- Tùy theo vốn hóa cổ phiếu mà bạn sẽ điều chỉnh mức chốt lời.
Ví dụ:
Thị trường giao dịch 20.000 tỷ/ phiên thì những cổ phiếu lớn như bank, thép sẽ dễ tăng mạnh và cổ phiếu midcap dễ dang tăng trần
Nhưng khi thị trường khó hơn, chỉ khoảng 10.000-12.000 tỷ thì đa số cổ phiếu sẽ khó tăng mạnh trong thời gian ngắn.
Lưu ý:
- Một cổ phiếu tăng 15-20% trong 2 tuần thì có thể giữ trong 8 tuần.
- Cổ phiếu có thể tăng 2-3 lần nhưng chốt lãi giúp bạn có tâm lý tốt hơn để nắm giữ.
- Nếu bạn muốn mua lại, hãy mua tại điểm pullback – Kéo ngược tại MA10.
Anh em hãy bắt đầu ngày mới bằng NAV gốc mỗi tuần, mỗi tháng.
Điều này sẽ giúp anh em thận trọng và nghiêm túc hơn, tránh tâm lý chủ quan vì khoản lãi trước đó.
Nguyên tắc kỷ luật: Gạt bỏ cảm xúc và để hệ thống dẫn đường
Mọi thất bại đau đớn nhất thường đến ngay sau thành công vang dội nhất.
Năm 2021, rất nhiều đội nhóm này kia thần thánh hóa bản thân mình, nghĩ rằng mình quá giỏi nhưng sau đó thì ”im hẳn”.
Tâm lý chủ quan, FOMO là điều anh em luôn phải lưu ý.
Tất nhiên, rất khó để loại bỏ hoàn toàn cảm xúc trong đầu tư – bởi đôi khi, nếu mua đúng cổ phiếu mạnh, cổ phiếu dẫn dắt thị trường thì anh em cũng có được lợi nhuận rất tốt.
Hệ thống giao dịch hay đơn giản là kế hoạch giao dịch sẽ giúp anh em ứng phó hiệu quả hơn với hành động giá.
Để chọn ra trường phái và hệ thống phù hợp với mình nhất, không có cách nào khác ngoài việc anh em trải nghiệm và trung thành, liên tục cải tiến hệ thống của mình.
Tuy nhiên, cái khó tiếp theo lại là cảm giác thực chiến khó khăn hơn rất nhiều với backtest.
Đến một ngày, anh em sẽ thay đổi liên tục hết hệ thống này tới hệ thống khác.
…và đến lúc bạn hỏi bản thân rằng.
Lỗ thế này, thì làm gì có lãi kép ở đây !!
Nếu vậy, hãy để hệ thống đầu tư tăng trưởng của GsLab dẫn đường cho bạn.
Nguyên tắc đặt kịch bản: Tư duy, kịch bản và hành động
Đây là điều bắt buộc phải làm hằng ngày của mình để chuẩn bị cho các tình huống xấu bất thường đến từ thị trường, doanh nghiệp hay việc thị trường đi ngược với kịch bản tích cực ban đầu.
Kịch bản là la bàn giúp anh em trành lạc lỗi giữa rừng hoang.
Nhiều anh chị chưa hiểu nguyên tắc này sẽ nói là:
Ôi thằng này lươn lẹo thế. Lúc nói thế này lúc nói thế kia
Đây là nguyên tắc của mình bởi chúng ta không thể nào đặt thị trường vào 1 cửa.
Điều này rất dễ dẫn tới tâm lý chủ quan trong nguyên tắc kỷ luật phía trên.
Ít nhất, bạn sẽ cần 2 kịch bản để xử lý cho trường hợp thị trường đảo chiều thanh khoản lớn.
Bảo vệ tài sản tùy thời điểm
Đây là nguyên tắc quan trọng đặc biệt với các tài khoản lớn.
- Livermore chốt lãi thì mua trang sức cho vợ… thua lỗ thì bán trang sức đánh tiếp.
- Sếp mình thì mua túi hiệu, đổi xe.
- Hay khách hàng thì rút tiền mua nhà, mua đất.
Bản thân mình đôi khi cũng động viên khách hàng rút một phần tiền…
… bởi khi có các siêu cổ phiếu xuất hiện thì việc nhắn khách hàng nạp lại cũng đơn giản hơn.
Điều này giống như
- Vận động viên cần nghỉ ngơi sau một hành trình dài việt dã
- Một chiếc xe cần dừng lại đổ xăng, bảo dưỡng định kỳ
- Một đội quan ra trận cần tích trữ lương thảo, xây căn cứ…
Thường thì sau 1 tháng lãi nhiều, tháng sau sẽ rất rủi ro.
Quản trị rủi ro
- Mua lớn tại điểm mua, nhất là gần các nền gốc
- Không mua đuổi cổ phiếu sau điểm mua
- Tránh các cổ phiếu tăng từ 40% trở lên trong 3 tuần vừa qua
- Không mua lớn cách đỉnh lịch sử 10% nếu cổ phiếu không đi ngang 1 tuần trở lên.
Có lẽ bài viết tới đây đã khá dài. Chi tiết phần này mình sẽ đề cập trong chủ đề sau.